TINH THẦN ĐỒNG ĐỘI

Tinh thần đồng đội nên hiểu như thế nào?

Nói về tinh thần đồng đội mình rất thích câu nói này “Phải có hai hòn đá mới có thể đánh lửa.” Louisa May Alcott.

Lửa là kết quả của số nhiều và chỉ xuất hiện khi có tương tác. Tinh thần đồng đội cũng vậy.

Đó là bí mật giúp những người bình thường có thể đạt được những kết quả phi thường.

Để phát triển tinh thần đồng đội, hãy chủ động tham gia vào công việc chung. Khi công ty có dự án mới, hãy xung phong tham dự. Khi có sự kiện tập thể, đừng ngại đóng góp tiết mục và “cháy hết mình” cùng mọi người. Hãy sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh bất cứ khi nào có thể.

Không ai trong chúng ta thông minh bằng tất cả chúng ta cộng lại.

Tinh thần đồng đội tuyệt vời

Tinh thần đồng đội tuyệt vời

Chúng ta không thể sống và làm việc một mình. Một là con số quá nhỏ để tạo nên điều vĩ đại. Vì thế ai cũng phải làm việc với người khác.

Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã gắn mình với một nhóm cơ bản nhất là gia đình. Sau đó khi lớn hơn, bước vào nhà trường chúng ta sẽ có những người bạn và nếu phù hợp sẽ tạo thành các nhóm bạn. Khi đi làm việc chúng ta lại phải làm việc với những người khác và tạo ra một nhóm làm việc.

Bản thân chúng ta với năng lực và tính cách sẽ có những ảnh hưởng lên nhóm, đồng thời cũng chịu những tác động của người khác cả về điều tích cực lẫn tiêu cực. Nhờ các hoạt động tương tác trong nhóm, chúng ta vừa phát triển kiến thức, rèn luyện kỹ năng cá nhân đồng thời góp phần vào các hoạt động đem lại những giá trị về vật chất và tinh thần cho tập thể, cộng đồng.

Có một định nghĩa về đội nhóm mà mình rất thích đó là: “Nhóm là một tập hợp những cá nhân có các kỹ năng bổ sung cho nhau và cùng cam kết chịu trách nhiệm thực hiện một mục tiêu chung”

Câu chuyện hay về tinh thần đồng đội:

“Vào mùa thu, khi bạn thấy đàn ngỗng bay về phương Nam để tránh đông theo hình chữ V, bạn có tự hỏi những lý lẽ khoa học nào đó có thể rút ra từ đó? Mỗi khi một con ngỗng vỗ đôi cánh của mình, nó tạo ra một lực đẫy cho con ngỗng bay sau nó. Bằng cách bay theo hình chữ V, đàn ngỗng tiết kiệm được 71% sức lực so với khi chúng bay từng con một.

Khi là thành viên của một nhóm, ta cùng chia sẻ những mục tiêu chung, ta sẽ đi đến nói ta muốn nhanh hơn và dễ dàng hơn, vì ta đang đi dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Mỗi khi con ngỗng bay lạc hỏi hình chữ V của đàn, nó nhanh chóng cảm thấy sức trì kéo và những khó khăn của việc bay một mình. Nó nhanh chóng trở lại đàn để bay theo hình chữ V như cũ và được hưởng những ưu thế của sức mạnh bầy đàn.

Nếu chúng ta cũng cảm nhận sự tinh tế của loài ngỗng, chúng ta sẽ chia sẻ thông tin với những người cũng đang cùng một mục tiêu như chúng ta. Khi con ngỗng đầu đàn mệt mỏi, nó sẽ chuyển sang vị trí bên cạnh và một con ngỗng khác sẽ dẫn đầu.

Chia sẻ vị trí lãnh đạo sẽ đem lại lợi ích cho tất cả và những công việc khó khăn nên được thay phiên nhau đảm nhận. Tiếng kêu của đàn ngỗng từ đằng sau sẽ động viên những con đi đầu giữ được tốc độ của chúng. Những lời động viên sẽ tạo nên sức mạnh cho những người đang ở đầu con sóng, giúp họ giữ vững tốc độ, thay vì để họ mỗi ngày phải chịu đựng áp lực công việc và sự mệt mỏi triền miên.

Cuối cùng khi một con ngỗng bị bệnh hay bị thương rơi xuống, hai con ngỗng khác sẽ rời khỏi bầy để cùng xuống với con ngỗng bị thương và bảo vệ nó. Chúng sẽ ở lại cho đến khi nào con ngỗng bị thương có thể bay lại được hoặc là chết và khi đó chúng sẽ nhập vào một đàn khác và bay về Phương Nam.

Nếu chúng ta có tinh thần của loài ngỗng, chúng ta sẽ sát cánh bên nhau khi có khó khăn. Lần sau có cơ hội thấy một đàn Ngỗng bay bạn hãy nhớ…. Bạn đang hưởng một
đặc ân khi là thành viên của một nhóm”

CÁC KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM HIỆU QUẢ

1. Mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn nhóm

1.1. Khái niệm mâu thuẫn

Mâu thuẫn là điều tất nhiên trong nhóm, không có mâu thuẫn nhóm sẽ không phát triển được. Mâu thuẫn được định nghĩa “là sự bất đồng hay tranh chấp xảy ra giữa các bên khi:
– Có sự khác biệt về nhu cầu, giá trị, mục đích, tính cách hay phương pháp làm việc hoặc có sự tranh chấp các nguồn lực hạn hẹp (quyền lực, tiền bạc, thời gian, không gian, vị trí xã hội…)
– Hoặc hành động của một cá nhân nhằm đạt đến mức tối đa nhu cầu hay lợi ích của mình lại hạn chế, cản trở hoạt động của người khác cũng muốn đạt đến lợi ích của họ.

Một số mâu thuẫn có thể là do trục trặc trong tổ chức nhưng có những mâu thuẫn là nguồn gốc của sự thay đổi để tổ chức hoạt động có hiệu quả hơn. Người lãnh đạo nhóm không nên trấn áp hay tiêu diệt mâu thuẫn mà phải biết kiểm soát và quản lý nó nhằm giảm đến tối thiểu các khía cạnh tiêu cực và phát huy tối đa các mặt tích cực có lợi cho
nhóm.

1.2. Quản lý mâu thuẫn

Quản lý mâu thuẫn tốt là một cách ủng hộ sự hợp tác giữa các thành viên, một điều hết sức cần thiết cho hiệu quả hoạt động của nhóm hay tổ chức. Nó sẽ khiến cho mọi thành phần cam kết hành động vì mục đích chung và nhất là làm tăng khả năng giải quyết vấn đề của đơn vị.

Tất cả chúng ta đều đã gặp mâu thuẫn và đã tìm cách đối phó với nó bằng cách này hay cách khác. Một cách vô ý thức chúng ta học cách tự giải quyết mâu thuẫn từ tấm bé do giáo dục gia đình. Lớn lên một cách vô ý thức và máy móc chúng ta áp dụng nó vào cuộc sống và công việc. Trong quá trình giải quyết mâu thuẫn chúng ta cố gắng dung hòa hai yếu tố: Đạt được nhu cầu hay mục đích chung của nhóm, củng cố các mối quan hệ tốt đẹp các thành viên nhóm.

Có người lúc nào cũng chịu thua thiệt để rồi sống bi quan, mặc cảm. Có người luôn áp đảo người khác. Họ cũng chẳng hạnh phúc gì. Ở xã hội ta, lờ đi, tránh né mâu thuẫn là một điều thường thấy. Điều này đáng tiếc vì dù ta tránh né mâu thuẫn nó vẫn còn đó và gây trở ngại cho các mối quan hệ hay công việc.

Ngược lại người ta có thể va chạm nhau đến mức chia tay. Dù chịu ảnh hưởng của nền giáo dục cũ, ta có thể học tập để có thói quen nhìn nhận vấn đề và mâu thuẫn trong cuộc sống và tập giải quyết chúng trong tinh thần cởi mở và thẳng thắn để biến mâu thuẫn thành một cơ hội để tiến bộ. Có thế mới phát triển được tinh thần hợp tác và xây dựng các nhóm/tổ chức hoạt động có hiệu quả. “Không phải mọi vấn đề được đem ra ánh sáng đều có thể thay đổi nhưng ta không thay đổi được điều gì nếu không đưa nó ra ánh sáng”-James Boldwin.

1.3. Bốn bước giải quyết mâu thuẫn.

Bước 1: Nhất trí về nội dung của mâu thuẫn.

– Mô tả mâu thuẫn như một vấn đề chung cần giải quyết không như một cuộc đấu tranh có kẻ thắng, người thua.

Ví dụ: Trong một số trường hợp chính bản thân bạn bị cuốn vào chuyện “Ở đây chỉ có bạn mâu thuẫn với tôi”, “Bạn thích tranh cãi”, “Anh là người cố chấp”,…. Lúc này bạn chưa chấp nhận mâu thuẫn đã xảy ra và đó là từ 2 phía. Phải xác định để hợp tác, tìm ra vấn đề từ đó mới có hướng giải quyết và đối phương cũng dễ chấp nhận hơn và việc cứ xem ai đúng, ai sai.

– Mô tả hành động thay vì ý đồ của người kia, không dán nhãn, tố cáo.
Ví dụ: Trong lúc anh chàng trong nhóm vuốt tóc một cô gái có bạn trai là thành viên trong nhóm. Mâu thuẫn xuất hiện. Ta cần nêu hành động “Bạn đã đưa tay vuốt tóc bạn gái của A, vì sao lại làm vậy? có phải thấy tóc cô ấy đẹp và bạn đã nghĩ ra gì cho đề tài của chúng ta,… bọn mình muốn nghe bạn giải thích?” thay vì kết tội “Bạn đã có ý sàm sở với bạn gái của A bạn phải xin lỗi,…”. Như vậy mâu thuẫn sẽ càng mâu thuẫn và bạn khó có thể giải quyết.

– Xác định nội dung mâu thuẫn càng cụ thể, càng đặc thù càng tốt.

Bước 2: Trao đổi những đề xuất và cảm nghĩ của nhau.

– Lắng nghe, làm sáng tỏ, đánh giá ý kiến của nhau.

– Uyển chuyển và sẵn sàng thay đổi quan điểm khi được thuyết phục.

Ví dụ: Đôi khi bạn bị cuốn vào chuyện mình đúng hoặc một người nào đó đúng và người đang giải thích chỉ là biện minh và cứu vãn,… Nhưng thực tế thì người đang giải thích đã nêu lý do, giải thích thuyết phục mà bạn thì không nghe và không chấp nhận, bạn muốn hướng họ vào ý của bạn, như vậy bản chất của vấn đề không bao giờ được giải quyết.
– Tập trung vào nhu cầu, mục đích và phát hiện những khác biệt giữa đôi bên.
– Nói lên những ý định mang tính hợp tác và xây dựng.

Bước 3: Cố gắng tìm hiểu viễn cảnh của người đối thoại.

Đặt mình vào vị trí của đối phương, tìm ra nguyên nhân thực sự. Có những trường hợp có những hoàn cảnh không thể nói ra được. Ta có thể tìm cách nói riêng để hiểu,
chia sẻ và cùng tìm ra hướng giải quyết êm đẹp nhất.

Bước 4: Tiến tới một sự thỏa thuận khôn ngoan.
Mâu thuẫn trong nhóm nhỏ

Trong sinh hoạt nhóm luôn có mâu thuẫn giữa cá nhân nhóm viên hay tiểu nhóm do cá tính hay quyền lợi. Mâu thuẫn có thể ngấm ngầm hay bùng nổ.
Người trưởng nhóm giỏi là người nhạy bén đủ để cảm nhận, phát hiện mâu thuẫn khi nó còn ngấm ngầm và khéo léo đưa nó ra ánh sang để cả nhóm cùng giải quyết. Muốn được nhƣ vậy, anh/chị ta…phải có thái độ khách quan, công bằng và vì lợi ích chung. Đồng thời phải hết sức nhẹ nhàng với các đối tượng liên quan. Trong bầu không khí như vậy, nhóm viên (quần chúng) sẽ là người trọng tài đắc lực nhất.

Quản trị nhóm hiệu quả

Nền tảng để xây dựng một nhóm làm việc hiệu quả là lòng tin và sự tôn trọng. Nếu người đứng đầu không giành được sự tôn trọng thì các thành viên khác trong nhóm cũng vậy. Vậy đâu là các yếu tố để tạo nên một nhóm làm việc hiệu quả?

Nhóm cần hướng đến mục tiêu chung, rõ ràng

“Mục tiêu của chúng ta chỉ có thể được thông qua phương tiện là kế hoạch mà trong đó chúng ta phải tin tưởng hết mình, và chúng ta cũng phải hành động mạnh mẽ. Không có một con đường nào khác hơn dẫn tới thành công” Pablo Picasso

Làm việc theo nhóm nghĩa là cùng nhau hướng về một mục tiêu chung, cùng phấn đấu để tìm kiếm sự thành công trong công việc và đó là điều quan trọng nhất. Các thành viên trong nhóm phải hiểu mục tiêu của nhóm và cam kết cố gắng đạt được những mục tiêu đó.

Cho nên, nếu mục tiêu là hoàn toàn rõ ràng và bạn nhận được cam kết của tất cả các thành viên trong nhóm thì bạn sẽ có quyền thưởng hay phạt các thành viên trong nhóm khi cần thiết. Các thành viên trong nhóm cần phải phấn đấu vì bản thân và vì mục tiêu chung trong công việc. Bạn phải thúc đẩy họ cố gắng hoàn thành những kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn.

Cùng hướng về một mục tiêu cụ thể, dần dần các nhân viên sẽ làm việc theo đúng nội quy với một tinh thần tự giác. Thêm vào đó, sức ép công việc và những tự ái cá nhân ít có cơ hội xuất hiện phá hoại tính đồng đội. Trình bày rõ ràng những kế hoạch dài hạn mà nhóm của mình đang phụ trách. Là người quản lý, bạn phải thường xuyên nhắc nhớ và cũng cố tinh thần của họ cùng hướng về những mục tiêu này.

Trong quá trình làm việc, nhiều nhân viên thường bị chi phối và tập trung vào những vấn đề trƣớc mắt mà quên đi những kế hoạch lâu dài. Khi có một vài thành viên bị chệch hướng, những người còn lại hãy giúp họ theo kịp qui trình làm việc để tránh những rắc rối về sao

Xác định rõ ràng khả năng và trách nhiệm của từng thành viên.

hi bắt tay xây dựng một đội, nếu bạn có nhiều sự chọn lựa thì việc đánh giá điểm mạnh và yếu của từng nhân viên là một cách hữu hiệu để hình thành một nhóm nhân viên dựa trên yếu tố kỹ năng. Người giỏi là người biết sử dụng những người giỏi hơn mình. Xung quanh bạn luôn có những người giỏi, cẩn thận đừng để cảm giác chủ quan lấn áp dẫn đến việc bạn chọn lựa các thành viên trong nhóm vì những nét tương đồng với bạn, thậm chí đấy là những bản sao của bạn.

Mỗi tính cách hay những điểm mạnh khác nhau sẽ bổ sung cho sức mạnh tập thể của nhóm. Bạn cần phải xác định rõ vai trò cũng như trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm. Đây là vấn đề cốt yếu ảnh hưởng đến sự thành bại của một tập thể trong công việc. Biết rõ phận sự, giới hạn về quyền hành và thời gian của mình sẽ giúp mọi người trong nhóm dễ làm việc với nhau hơn.

Khuyến khích tính đồng đội bằng cách phân chia công việc rõ ràng cụ thể. Với cách này, mỗi thành viên sẽ dễ dàng nhận ra trách nhiệm của mình, thậm chí họ còn có thể phát huy được những kỹ năng vốn có vào công việc.

Mỗi thành viên có những trách nhiệm riêng Trách nhiệm và kỳ vọng với mỗi thành viên trong nhóm phải được chỉ ra rõ ràng, thông báo công khai và được tất cả các thành viên thừa nhận. Trách nhiệm nên được bàn bạc công khai và các thắc mắc phải được trả lời thỏa đáng.

Bảo đảm việc xây dựng và tuân thủ các nguyên tắc kỷ luật và nội quy trong làm việc nhóm Để làm việc nhóm hiệu quả, hãy tuân thủ những nguyên tắc sau:

– Hãy đúng giờ, điều đó giúp cho các thành viên khác trong nhóm làm việc không phải mất thêm thời gian nhắc lại những gì đã thảo luận cho bạn.
– Luôn đặt mục tiêu của cuộc thảo luận lên hàng đầu, tránh nói chuyện về những chủ đề không liên quan, gây loãng chủ đề, thiếu tập trung.
– Hãy nghĩ mình là một phần của nhóm chứ không phải một cá nhân riêng lẻ. Thảo luận với cả nhóm chứ không phải chỉ với người ngồi cạnh bạn. Hãy rõ ràng và ngắn gọn. Luôn ý thức rằng bạn đang sử dụng thời gian của tất cả mọi người.
– Đừng ngắt lời người khác. Hãy lắng nghe và cố hiểu họ. Cũng đừng nghĩ về ý kiến sắp trình bày của mình, hãy chú ý những gì người khác nói. Nếu có gì chưa rõ, hãy hỏi lại khi họ kết thúc.
– Hãy đoàn kết để đạt đến mục tiêu chung. Không ai có đầy đủ kiến thức về bất cứ một vấn đề nào, chỉ có là họ đóng góp được nhiều hay ít mà thôi. Hãy thuyết phục mọi người bằng lý lẽ và dẫn chứng, không phải bằng cảm xúc.
– Đừng chỉ trích. Đừng phản đối ngay ý kiến của người khác dù bạn có thấy nó thiếu thực tế đến đâu. Cũng đừng gắn mỗi cá nhân với ý kiến của họ, chỉ thảo luận về ý kiến thôi, đừng chỉ trích riêng ai cả.
– Hãy luôn tâm niệm rằng, kết quả cuối cùng thu nhận được phải là sự đồng lòng của cả nhóm, kể cả những cá nhân có ý kiến bị bác bỏ. Việc này không thể nhanh chóng đạt đƣợc mà phải cần có thời gian.
– Mỗi người phải có trách nhiệm với công việc được giao và phải hoàn thành đúng thời hạn.
– Làm việc nhóm giống như ghép từng miếng ghép trong trò chơi xếp hình. Trong đó, mỗi thành viên là một miếng ghép. Nếu các thành viên làm việc có trách nhiệm và hiệu quả thì miếng ghép sẽ vừa khít, tạo thành một bức tranh đẹp. Ngược lại, bức tranh sẽ trở nên “xấu xí” hơn.
– Đừng ép buộc các cá nhân và giải quyết công việc theo một khuôn mẫu nhất định. Hãy để họ xác định phương cách hình thức cộng tác với nhau. Hãy linh động hơn về giờ giấc trong công việc. Bạn sẽ thấy hiệu quả công việc tăng lên bất ngờ và không phụ thuộc vào việc họ có đến và về chính xác như đồng hồ quy định của công ty. Linh hoạt trong cách quản lý là một yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của một tâp thể.

Thúc đẩy sự tận tâm của các thành viên

Để làm việc nhóm hiệu quả, điều quan trọng là tạo nên được sự tận tâm đối với công việc của các thành viên trong nhóm. Những phương pháp gây dựng sự tận tâm đó có thể là những yếu tố sau:
– Luôn khuyến khích động viên: Mời gọi sự tham gia và đóng góp của mọi người trong mọi trường cụ thể. Động viên họ học hỏi thêm những kỹ năng mới nếu cần thiết để phát huy những điểm mạnh ở mỗi người. Kêu gọi tinh thần trách nhiệm ở từng thành viên. Nhận biết ưu thế của từng cá nhân và sẳn sàng hỗ trợ những khi cần thiết.
– Đề cao tinh thần đồng đội: Thường xuyên tổ chức các hoạt động mang tính tập thể. Khen thưởng thành tích chung chứ không phải của một cá nhân nào đó. Ở môi trường làm việc nào cũng sẽ có những nhân viên nổi trội. Tuy nhiên, bạn chỉ nên giữ sự nhìn nhận đó cho riêng mình. Không nên bày tỏ hay khen ngợi anh ta như một tấm gương để mọi người noi theo. Loại bỏ ngay tính vị kỷ cá nhân trong công việc. Luôn xác định sức mạnh tính đồng đội, đánh giá cao những thành công cũng như sự cống hiến của toàn bộ các thành viên trong nhóm mang lại cho công ty.
– Nuôi dưỡng sự hăng hái, nhiệt tình: Có thể bạn chưa biết, sự hăng say nhiệt tình của người này rất dễ tác động đến người kia. Bạn cần nhận ra điều này và nắm bắt để khoấy động nên sự hăng hái nhiệt tình cho toàn đội. Cũng nhau, bạn hãy đặt niềm tin vào các đồng nghiệp của mình, họ sẽ không làm bạn phải thất vọng đâu.
– Tạo không khí vui vẻ: Sức mạnh tập thể có thể mang đến những hiệu quả bất ngờ, bạn hãy dành thời gian để các nhân viên của mình thư giãn và chia sẻ niềm vui với nhau. Bạn có thể cùng họ ăn trưa hay làm vài ly bia tán gẫu sau giờ làm việc.
Khuyến khích các cuộc vui chơi trong những ngày nghỉ giúp các thành viên ngày càng thân thiện với nhau hơn. Khi ấy, mỗi người trong nhóm của bạn sẽ cảm thấy tất cả họ là những cá nhân không thể thiếu của tập thể họ sẽ thoải mái và hăng say làm việc hơn.

Chúc các bạn tạo ra được đội nhóm và xây dựng tinh thần động đội thật tốt để cùng nhau chinh phục được các mục tiêu to lớn.

Cùng tìm đọc các bài viết khác của Vietcapital để xây dựng đội nhóm của mình nhé!

Comments (No)

Leave a Reply