Trẻ vị thành niên là trẻ ở lứa tuổi có những thay đổi đột ngột, nhanh chóng về tâm sinh lý, rất khó kiểm soát. Hình dáng bên ngoài trẻ đã giống như người lớn nhưng về mặt tâm lý xã hội trẻ vẫn còn rất trẻ con.
Chính vì vậy tự bên trong trẻ đã xảy ra sự mất cân bằng rất lớn. Mà nếu chúng ta không hiểu, không thông cảm, không giúp đỡ kịp thời. Sẽ rất dễ xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
Vậy cha mẹ làm thế nào để hiểu được tâm lý trẻ vị thành niên? Hãy tham khảo những chia sẻ sau đây để có được cách dạy con hợp lý.
Sự phát triển chung
Tuổi vị thành niên (12 – 18 tuổi) là giai đoạn cực kỳ phức tạp. Trẻ thấy cơ thể mình biến đổi, mất tất cả các điểm tựa đã có. Phải rời xa tuổi thơ để đến với thế giới của người lớn.
Nhưng thế giới này vẫn chưa phải là thế giới của chúng. Và thậm chí chính trẻ phản bác thế giới đó (trẻ thường xuyên đối lập với chúng ta và không thừa nhận cái uy quyền của người lớn). Để tìm kiếm các điểm tựa mới từ bạn bè (và không phải lúc nào cũng là bạn bè ngoan).
Ở giai đoạn này hormone thay đổi.
Cơ thể thay đổi khiến trẻ có ngoại hình gần giống như người lớn: con trai bộ phận sinh dục to ra. Lông đã bắt đầu phát triển ở bộ phận sinh dục và ở nách. Ria mép cũng bắt đầu xuất hiện.
Con gái thì thấy hành kinh, ngực to lên… Những thay đổi về thể chất khiến trẻ có những thay đổi lớn về cảm xúc, tâm trạng dễ thay đổi. Ví dụ như nhạy cảm hơn, dễ nổi giận bất ngờ, dễ nhiệt tình nhưng cũng dễ chán nản.
Trẻ vị thành niên thường thích thổi phồng những khả năng của mình.
Các em thường có xu hướng tự đánh giá mình cao hơn so với thực tế.
Người ta thường nói một cách giàu hình ảnh là trẻ vị thành niên thích tự xem mình là “cái rốn của vũ trụ”. Là nhân vật có tầm quan trọng nhất. Mọi người nên suy nghĩ và hành động giống như mình.
Chính vì đánh giá không đúng khả năng của mình. Nên các em rất cứng đầu khó bảo thậm chí còn ngang ngược, luôn cho mình là đúng trong mọi việc. Từ đó những quyết định của trẻ ít khi dẫn đến thành công.
Những thất bại nho nhỏ, những xích mích vụn vặt. Cũng có thể làm trẻ đau khổ dễ dẫn đến những hành vi nông nổi của trẻ vị thành niên.

Cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến con cái trong lứa tuổi vị thành niên
Những biến đổi tâm sinh lý mà cha mẹ cần lưu ý
Mặc dù không còn quấn quýt, gắn bó với cha mẹ như lúc nhỏ. Nhưng trong thâm tâm trẻ vị thành niên vẫn luôn luôn cần sự giúp đỡ chở che của gia đình.
Vì đó chính là điểm tựa vững vàng để trẻ bắt đầu bộc lộ khuynh hướng tự khẳng định mình. Thông qua việc tự lựa chọn kiểu tóc, cách ăn mặc, tác phong, cử chỉ, sở thích riêng… Và giữa trẻ với bố mẹ bắt đầu có những khoảng cách đầu tiên.
Nếu như ở tuổi thơ các em luôn xem bố mẹ, thầy cô là hình mẫu lý tưởng của mình. Thì trong lứa tuổi này bắt đầu “nhìn lại” thần tượng.
Mặt khác, do ít trải nghiệm, ít kiến thức xã hội. Nên sự đánh giá người khác của các em khá cực đoan, cứng nhắc.
Những người được các em đánh giá cao thì sẽ được các em tin tưởng, yêu quí. Đồng thời thích hoàn thành nhiệm vụ người đó giao phó.
Và ngược lại tỏ rõ thái độ với những người mà các em phát hiện ở họ. Có những lời nói hành động tự các em cho là không đúng, không tốt.
Tình bạn với trẻ vị thành niên rất quan trọng.
Đối với lứa tuổi này người bạn thân như “cái tôi thứ hai” của mình. Các em rất chú ý đến phẩm chất của người bạn.
Trẻ quan tâm tới sự thông minh nhanh trí, vốn kiến thức rộng về mọi mặt của bạn. Chứ không chỉ đơn thuần là kết quả cao trong học tập.
Người bạn được các em đề cao là người biết chia ngọt sẻ bùi. Không bao giờ “phản” bạn.
Khi đã tin tưởng, trẻ có thể thổ lộ hết nội tâm. Bày tỏ tất cả những suy nghĩ thầm kín nhất.
Trong giai đoạn này, các em đã có những mối quan hệ vượt trên tình bạn, đã bắt đầu thầm thương trộm nhớ một ai đó. Người đó có thể là thầy cô, anh chị bạn bè học giỏi trong trường, thậm chí là một thần tượng nào đó.
Vì vậy thường xuyên quan tâm đến bạn của con. Quan tâm đến những hoạt động chung của trẻ vị thành niên. Là việc làm hết sức cần thiết của các bậc cha mẹ có con trong độ tuổi này.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ vị thành niên rất quan trọng. Vì lứa tuổi này phát triển với tốc độ rất nhanh cả về chiều cao, cân nặng. Và các biến đổi về tâm lý, sinh lý, nội tiết,…
Cân nặng trung bình trẻ vị thành niên tăng từ 3-5 kg/năm. Chiều cao tăng từ 4-7cm/năm. Trẻ em trai phát triển nhiều hơn trẻ em gái.
Vì vậy, cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Giúp trẻ vị thành niên có cơ thể khỏe mạnh và tăng trưởng nhanh chóng. Là điều kiện để trẻ lao động, học tập tốt.
TÓM LẠI
Với những khó khăn mâu thuẫn ở trên. Có thể nói tuổi vị thành niên là tuổi có nhiều đột phá quan trọng trong cuộc đời con người.
Nhưng đây chỉ là những khó khăn tạm thời của trẻ vị thành niên. Có thể khắc phục được nếu như cha mẹ thật sự hiểu trẻ, biết lắng nghe và làm bạn với trẻ.
Đồng thời tôn trọng tính độc lập của trẻ. Giáo dục giới tính và tập dần khả năng xử lý tình huống cho trẻ… Sẽ giúp trẻ vượt qua giai đoạn khủng hoảng này và trưởng thành lành mạnh.
Mời các bạn đọc thêm tại đây
Comments (No)