Bệnh hiểm nghèo không những đe dọa tính mạng con người mà còn tạo ra một áp lực tài chính rất lớn lên gia đình. Mỗi năm ở Việt Nam có thêm hàng trăm ngàn người mắc những bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột quỵ, suy thận .. Những căn bệnh này đã trở nên phổ biến hơn và có thể xảy ra với bất kỳ ai. Ngày nay, với tiến bộ của y khoa và phương pháp điều trị, những căn bệnh này thật sự không phải là dấu chấm hết. Nếu được phát hiện sớm, nhiều người mắc bệnh hoàn toàn có thể hy vọng hồi phục và trở lại cuộc sống bình thường.
Hãy để Vietcapital.net chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích sau đây!
1. Bệnh hiểm nghèo là gì?
Bệnh hiểm nghèo được hiểu đại khái là những căn bệnh quái ác có thể đe dọa đến tính mạng con người.
Việc xác định thế nào là bệnh hiểm nghèo và danh mục các bệnh được coi là bệnh hiểm nghèo được quy định tại một số văn bản như:
– Theo Nghị định số 76/2003/NĐ-CP ngày 27/6/2003 của Chính phủ quy định và hướng dẫn cụ thể: Việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục thì người mắc bệnh hiểm nghèo là người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ trướng, phong hủi, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế coi là bệnh hiểm nghèo.
– Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ không định nghĩa thế nào là bệnh hiểm nghèo nhưng đã liệt kê 42 loại bệnh được coi là bệnh hiểm nghèo.
– Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP quy định mắc bệnh hiểm nghèo là trường hợp mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên có kết luận là đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị như: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao.
– Thông tư số 26/2014/TT-BQP ngày 20/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định danh mục bệnh hiểm nghèo, danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày để thực hiện chế độ, chính sách trong quân đội có quy định 09 loại bệnh nguy hiểm, gồm: Các bệnh ung thư, hệ thần kinh; các bệnh về gan; hệ tiết niệu; bệnh chuyển hóa; hệ hô hấp; bệnh hệ tuần hoàn; chệ cơ, xương, khớp; hội chứng suy giảm miễn dịch.
2. Danh sách các bệnh hiểm nghèo được bảo hiểm
Bởi vì các bệnh hiểm nghèo có độ nguy hiểm cao nên sẽ được ưu tiên bảo hiểm theo quy định của chính phủ. Dưới đây là danh sách các bệnh hiểm nghèo được bảo hiểm theo nghị định 134/2016/NĐ-CP:
1. Ung thư | 8. Bệnh xơ cứng rải rác. | 15. Mất khả năng phát âm. | 22. Viêm màng não do vi khuẩn. | 29. Hoại thư do nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết. | 36. Hoại thư do nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết. |
2. Nhồi máu cơ tim | 9. Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ. | 16. Thương tật toàn bộ và vĩnh viễn. | 23. Viêm não nặng | 30. Bệnh cơ tim. | 37. Bệnh rối loạn dẫn truyền thần kinh vận động |
3. Phẫu thuật động mạch vành | 10.Bệnh Parkinson. | 17. Suy thận. | 24. U não lành tính. | 31. Ghép cơ quan (Ghép tim, gan, thận). | 38. Chấn thương sọ não nặng. |
4. Phẫu thuật thay van tim. | 11. Liệt 2 chi. | 18. Bệnh nang tủy thận. | 25. Loạn dưỡng cơ. | 32. Bệnh lao phổi tiến triển. | 39. Bệnh chân voi. |
5. Phẫu thuật động mạch chủ. | 12. Mù 2 mắt. | 19. Viêm tụy mãn tính tái phát. | 26. Bại hành tủy tiến triển. | 33. Bỏng nặng. | 40. Nhiễm HIV do nghề nghiệp. |
6. Đột quỵ. | 13. Mất 2 chi. | 20. Suy gan. | 27. Teo cơ tiến triển. | 34. Thiếu máu bất sản. | 41. Ghép tủy. |
7. Hôn mê. | 14. Mất thính lực. | 21. Bệnh lupus ban đỏ. | 28. Viêm đa khớp dạng thấp nặng. | 35. Bệnh Alzheimer hay sa sút trí tuệ. | 42. Bại liệt. |
3. Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo của PTI
Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện là lựa chọn hàng đầu dành cho các cá nhân có mong muốn bảo vệ và giảm áp lực tài chính của bản thân và gia đình trước những nguy cơ mắc bệnh. Đừng để chi phí điều trị ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định điều trị của bạn cũng như gánh nặng cho người thân.
3.1 Danh sách các loại bệnh được bảo hiểm
Gói bảo hiểm này góp phần bảo vệ người tham gia toàn diện trước 14 loại bệnh hiểm nghèo phổ biến nhất, đồng thời đảm bảo tài chính vững chắc để người bệnh an tâm điều trị.

3.2 Những quyền lợi nổi bật của gói bảo hiểm
– Mức phí bảo hiểm hợp lý
– Chi trả 100% số tiền bảo hiểm khi mắc bệnh hiểm nghèo
– Độ tuổi tham gia rộng từ 01 tuổi đến 60 tuổi.
Cụ thể như sau:
Đối tượng của bảo hiểm này là mọi công dân Việt Nam hoặc những người nước ngoài sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam từ 1 đến 60 tuổi.
Phí Bảo hiểm sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của người tham gia bảo hiểm và giá trị bảo hiểm mà quý khách lựa chọn. Chi tiết mức phí bảo hiểm, các bạn có thể kiểm tra tại đây.
Độ tuổi | Mức bảo hiểm
110,000,000 đồng |
Mức bảo hiểm
220,000,000 đồng |
Mức bảo hiểm
330,000,000 đồng |
01-18 | 140,000 | 210,000 | 300,000 |
19 – 25 | 165,000 | 295,000 | 430,000 |
26 – 30 | 190,000 | 380,000 | 560,000 |
31 – 35 | 300,000 | 600,000 | 920,000 |
36 – 40 | 500,000 | 1,000,000 | 1,600,000 |
41 – 45 | 790,000 | 1,600,000 | 2,400,000 |
46 – 50 | 1,060,000 | 2,120,000 | 3,050,000 |
51 – 55 | 1,400,000 | 2,900,000 | 4,300,000 |
55 – 60 | 1,990,000 | 4,050,000 | 6,030,000 |
61 – 65 | 3,400,000 | 6,800,000 | 10,070,000 |
3.3 Phạm vi bảo hiểm:
Trường hợp Người được bảo hiểm mắc phải bệnh hiểm nghèo trong thời hạn bảo hiểm, PTI sẽ chi trả toàn bộ số tiền bảo hiểm được nêu cụ thể trong Hợp đồng với điều kiện sau:
- Bệnh xuất hiện lần đầu đối với Người được bảo hiểm theo chẩn đoán của bác sỹ
- Người được bảo hiểm còn sống ít nhất 30 ngày kể từ ngày kết luận của bác sỹ.
- Thời gian chờ 90 ngày kể từ ngày bắt đầu bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm sẽ kết thúc sau khi Người được bảo hiểm nhận được số tiền bồi thường và không tái tục cho những năm sau.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về các quyền lợi cũng như điều kiện bảo hiểm, các bạn có thể tham khảo tại đường link bên dưới.
Comments (No)