BỆNH ĐỘT QUỴ: DẤU HIỆU VÀ CÁCH SƠ CỨU

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh đột quỵ hiệu quả? Đây là mối quan tâm của rất nhiều người trên thế giới. Bởi vì đây là một trong những bệnh để lại di chứng rất nặng nề cho bệnh nhân.

Đột quỵ được liệt vào danh sách Top 5 bệnh lý gây tử vong hàng đầu trong suốt 2 thập kỷ qua. Bao gồm bệnh tim mạch, đột quỵ não, phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phổi và đái tháo đường. Trong đó, đột quỵ não đứng thứ 2 về mức độ nguy hiểm. Và bệnh này cũng đã giết chết hàng triệu người mỗi năm trên toàn cầu.

Bệnh đột quỵ là gì?

Đột quỵ là tình trạng não bộ tổn thương đột ngột. Khi dòng máu cung cấp đến não bị gián đoạn hoặc giảm đi đáng kể. Việc tưới máu não bị đình trệ sẽ khiến cho các tế bào não chết đi chỉ sau vài phút.

Đột quỵ và tai biến mạch máu não là hai cách gọi khác nhau của cùng một bệnh. Đột quỵ, tai biến gây hôn mê, thương tật hoặc liệt nửa người, thậm chí tử vong. Chỉ khoảng 10% tổng số ca đột quỵ có thể sống sót không di chứng.

Những dấu hiệu ban đầu

BỆNH ĐỘT QUỴ: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH SƠ CỨU

Khi thấy bệnh nhân có triệu chứng đột quỵ, cần gọi ngay cấp cứu

Các triệu chứng của đột quỵ não thường xuất hiện đột ngột và ngắt quãng. Bất cứ ai trong chúng ta cũng cần học cách nhận biết dấu hiệu ngay khi chúng bắt đầu. Nếu trùng khớp với nhiều hơn một đặc điểm dưới đây thì nguy cơ bị đột quỵ càng cao:

  • Tê cứng đột ngột vùng mặt, tê yếu tay hoặc chân, đặc biệt là một bên cơ thể.
  • Rối loạn thị giác đột ngột ở một hay hai mắt.
  • Đầu óc lú lẫn, không hiểu lời người khác nói, giảm khả năng diễn đạt ngôn từ hoặc không nói được.
  • Choáng váng, mất thăng bằng, mất khả năng phối hợp các động tác.
  • Đau đầu nghiêm trọng trong thời gian ngắn mà không rõ lý do, có thể kèm theo buồn nôn ói.

Khi có các dấu hiệu trên, gọi ngay cấp cứu để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Các cách sơ cứu bệnh đột quỵ đơn giản nhất mọi người cần biết.

Khi nghi ngờ bệnh nhân bị đột quỵ, cần tức tốc gọi cấp cứu 115 ngay. Mỗi phút giây trôi qua với người bệnh đều rất quan trọng nhằm cứu vãn sự sống. Đồng thời cũng làm giảm nguy cơ thương tật vĩnh viễn.

Thời gian xử lý cấp cứu lý tưởng nhất là trong vòng 60 phút kể từ lúc triệu chứng đột quỵ khởi phát.

Trong lúc chờ xe cứu thương đến, chúng ta thực hiện sơ cứu người bệnh theo các cách sau:

  • Đỡ người bệnh tránh té ngã, va đập.
  • Nếu người bệnh còn tỉnh táo, đặt họ nằm yên ở tư thế thoải mái nhất, có thể đắp thêm chăn để ngăn nhiễm lạnh.
  • Nếu người bệnh trong trạng thái nửa mê nửa tỉnh hoặc bất tỉnh, tốt nhất là đặt họ nằm nghiêng sang một bên. Điều đó nhằm để tránh lưỡi tụt xuống họng hoặc chất nôn bít tắc đường thở.
  • Nếu người bệnh hôn mê kèm thở chậm hoặc ngưng thở, cần nới lỏng quần áo (cà vạt, khăn choàng, dây nịt,…) . Đồng thời thực hiện hô hấp nhân tạo, hồi sức tim phổi.

Một số lưu ý quan trọng:

Không được tự ý di chuyển người bệnh đi cấp cứu. Bên cạnh đó cũng không tự điều trị bằng cách bấm huyệt, châm cứu, cạo gió, dùng thuốc,…. Tuyệt đối không cho bệnh nhân đột quỵ ăn hoặc uống bất cứ thứ gì vì dễ gây nuốt sặc hoặc ngạt thở.

Ngoài ra, cần phải thận trọng nhất là vào thời điểm giao mùa, thời tiết đột ngột chuyển nóng hoặc chuyển lạnh. Đây cũng chính là lúc người bệnh dễ mắc bệnh đột quỵ nhất. Đặc biệt đối với những người có các bệnh nền như huyết áp, tim mạch thì nguy cơ đột quỵ sẽ cao hơn.

Nếu cần tìm hiểu về thêm về bệnh đột quỵ, mời bạn đọc thêm: Giờ vàng để cứu bệnh nhân đột quỵ – cách xử trí nhanh tình huống

 

Comments (No)

Leave a Reply