Xe ông táo lội vạc dầu hay cá rán là 2 phạm trù hoàn toàn khác nhau nhưng trong ẩm thực tại các nhà hàng, khách sạn lại lấy cái tên “xe ông táo lội vạc dầu” thay bằng món “cá rán” trong thực đơn của họ.

Xe ông táo lội vạc dầu và Cá rán

Xe ông táo lội vạc dầu = Cá rán

Vậy cách gọi ấy là hay hay là để gây sốc cho thực đơn của nhà hàng, khách sạn, bạn hãy cùng tôi tìm hiểu bằng cách đi sâu phân tích từng từ trong món ăn trên nhé!

Cá là loại thực phẩm phổ biến có hầu hết trong các bữa ăn gia đình Việt. Trong đó, cá rán hay cá rán giòn là những món ăn vô cùng lý tưởng, làm tăng sự hấp dẫn cho bữa cơm gia đình.

Với mùi vị thơm phức cùng màu sắc phi rán vàng giòn khá bắt mắt, chắc hẳn đây sẽ là một món ăn vô cùng tuyệt hảo.

Tuy nhiên, có rất nhiều người không biết được biến tấu của cái tên cá rán trong nhà hàng, khách sạn khiến họ ngỡ ngàng và phần nào thấy được 1 chút gì đó khác lạ nhưng lại vô cùng thân quen này.

Hãy nghe qua về ông Táo trước khi gọi tên ông

Lễ cúng ông Công, ông Táo hay còn gọi là Tết Táo quân là một nét văn hóa đẹp, mang nhiều nét tâm linh.

Tiễn ông Táo về chầu trời, chia tay mọi vất vả, muộn phiền của năm cũ khiến cho tâm của mỗi người trở nên thanh thản, nhẹ nhõm hơn để sẵn sàng tâm thế bước vào một năm mới bình an và hạnh phúc.

Cúng ông Công, ông Táo là một phong tục đẹp có từ rất lâu đời ở Việt Nam.

Truyền thuyết kể lại, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo trông coi việc bếp núc. Đây là những vị thần được Ngọc Hoàng phái xuống trần gian theo dõi, ghi chép những việc trong năm, để đến ngày 23 tháng Chạp, các thần sẽ cưỡi cá chép lên thiên đình báo cáo những việc tốt, xấu của gia đình.

Do đó, trong quan niệm của người Việt, ông Công, ông Táo là những vị thần định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình.

Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, “cá vượt vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng cho tinh thần vượt khó, ý chí kiên trì chinh phục thử thách để đi đến thành công.

Với mong muốn cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người ta lại làm lễ tiễn đưa ông Công, ông Táo lên chầu trời một cách thành kính, trang nghiêm.

Đây cũng là một trong những sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian quan trọng trong dịp Tết Nguyên đán của người Việt, ngoài việc chuẩn bị đón chào một năm mới với nhiều kỳ vọng, hoạt động này còn là để nhìn lại một năm cũ cho chặng mới tốt đẹp hơn.

Có nên là “Xe ông táo lội vạc dầu” 

Vậy trong thực đơn của nhà hàng hay khách sạn có món “xe ông táo lội vạc dầu” liệu có phạm uý hay không?

Theo quan điểm của riêng tôi, tôi thấy rằng món ăn có tên gọi “xe ông táo lội vạc dầu” là không tốt, không những thế nó mang cái nghĩa lý rất chi là phạm uý.

Như các bạn có thể hình dung, khi chúng ta đọc tên món ăn này, điều đầu tiên chúng ta thấy là nó rất lạ.

Nhưng khi chúng ta nghĩ kĩ và phân tích thì thấy rằng cụm từ “xe ông táo” tức là chỉ chú cá vàng mà ông Táo thường hay cưỡi về trời mỗi dịp 23 tháng chạp hàng năm.

Người xưa gọi là thú cưỡi hay thần thú là để chỉ 1 con vật linh thiêng mà các vị thần thường hay sử dụng để đi lại trên trời.

Đến thời nay đã chuyển hoá sang tên thành xe ông táo, và cũng vì như vậy mới ngắn gọn và tạo ra cái lạ.

Cá chép vàng

Hơn thế nữa, chúng ta đều biết rằng cứ mỗi năm trước ngày 23 tháng chạp này, mọi người thường đổ xô, rủ nhau đi mua cá chép vàng để phóng sinh, họ cầu được bình an và sung túc.

Chúng ta còn không cả dám bắt nó khi nhìn thấy nó huống chi là để cho chú cá chép vàng ấy lội vạc dầu.

Tuy nhiên điều quan trọng ở đây tôi muốn nói là, Ông Táo là 1 cái tên, 1 vị thần rất linh thiêng trong truyền thống và phong tục Việt Nam – không phải cái tên để lấy ra gọi và đùa được đâu.

Tôi còn cho các bạn biết về thuật ngữ “vạc dầu” trong Tiếng Việt, ” Vạc dầu” là vạc đựng dầu đang đun sôi, dùng để thả người có tội vào, theo một hình phạt thời phong kiến.

Không biết không có tội hay khuất mắt trông coi thì đều cảm thấy rằng bình thường và ăn ngon lắm nhưng để phân tích và cảm nhận thì đến gọi tên thôi tôi còn chẳng dám gọi huống chi là để ăn uống và thưởng thức nó.

Tuy nhiên, xã hội ngày nay đã quá đà rồi nên mới khiến những cái tên ấy có mặt trong thực đơn và con người chúng ta chỉ thấy nó độc và lạ nên gọi trong vô thức.

Nếu các bạn có đồng quan điểm hay trái với ý kiến của mình thì hãy để lại bình luận với vietcapital.net ở bên dưới nhé!

Phải là “cá rán” – đừng gọi là “xe ông táo lội vạc dầu”

Nghe cái tên thôi cũng đã cảm thấy thèm thuồng với những người yêu thích món ăn này rồi, phải không.

Cá rán không những ngon, giòn tan và béo ngậy mà cá rán khi kết hợp với nước chấm ngon còn tạo ra sức mê hoặc lạ kì, ăn hoài không thấy chán.

Tuy nhiên, nhiều người thường lo ngại:

  • “Làm sao để rán cá không dính chảo?”.
  • “Làm sao để rán cá vừa giòn vừa thơm, giữ được thịt cá còn nguyên vẹn?”.
  • Hay “Làm sao khử được mùi tanh của cá?”.
  • “Làm sao để rồi cá không bị làm sao” :).

Để giải đáp tất tần tật những thắc mắc này, các bạn hãy cùng nắm vững những bước thực hiện dưới đây để có 1 món cá thơm ngon, hấp dẫn.

Thơm ngon với món cá rán giòn đậm sắc hương vị 

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Các loại cá tươi, mua đủ số lượng người ăn trong gia đình (trừ cá chép vàng nha các bạn :)).
  • Củ gừng tươi – 1 củ.
  • Chanh tươi – 1 quả.
  • Dầu thực vật.
  • Rau gia vị: Mùi tàu, rau mùi, rau kinh giới, húng quế, dưa leo….

Cách để làm món cá rán giòn:

Sơ chế cá

Đầu tiên, việc lựa chọn cá là vô cùng quan trọng và cần thiết, bạn cần phải chọn mua những con cá còn tươi, chắc thịt, mắt cá trong.

Có thể tùy chọn loại cá phù hợp với khẩu vị của gia đình bạn. Cá rô phi, cá diêu hồng, cá diếc đều được.

Khâu làm sạch cũng quan trọng, bạn cần rửa sạch hết phần mang đen bên trong bụng cá, mọi sạch hết ruột cá, mật cá. Cẩn thận tránh làm vỡ mật cá, vì mật cá vỡ dễ dẫn đến thịt cá sẽ bị đắng khi chế biến.

Ngoài ra, để món cá còn nguyên vện và hấp dẫn thì khi các bạn làm sạch cá xong, cần phải để ráo nước trước khi nấu.

Thực hiện rán cá

Bắc chảo lên bếp, chờ cho chảo thật nóng thì dùng một vài lát gừng chà vào đáy và thành chảo, sau đó mới đổ dầu vào chiên cá, đồng thời cho thêm một chút muối.

Tại sao lại vậy, vì dầu và gừng kết hợp sẽ tạo thành lớp màng để cá không bị dính vào chảo, muối để lúc rán không bị bắn dầu mà cá lại cứng không bị nát thịt.

Sau khi dầu nóng đến độ (bạn có thể dùng đũa nhúng vào để thử độ nóng của dầu đã đủ hay chưa, thường khi thả đũa vô là sèo sèo sủi bọt ngay lập tức).

Mách bạn:
Để cá giòn và có hương vị thơm ngon bạn cũng có thể nhúng cá qua một lớp bột chiên mỏng trước khi bỏ vào chảo. Cách này còn giúp cho dầu không bị bắn ra ngoài và các khoanh cá không bị sát.
Nếu không có chảo chống dính, trước khi chiên bạn cho cá lăn qua đĩa xì dầu rồi để cho cá khô ráo. Khi dầu nóng mới thả cá vào chảo. Cách làm này sẽ không làm cá bị tróc da dính chảo. Với bí quyết này, bạn đã không còn lo lắng gì khi thực hiện món cá rán giòn mà không có chảo chống dính.

Cá khi cho vào chảo thì cũng nên lật mặt cá ngay để cho cá được áp chảo dầu. Đợi khi cá vừa chín vàng một mặt thì ta mới lật lại. Cách làm này sẽ giúp cá rán không bị tanh.

Nên vặn lửa nhỏ, vừa vừa để thịt cá vừa chín tới, có màu vàng thơm, không bị cháy khét.

Thưởng thức:

Dọn ra mâm và ăn cùng với cơm, rau sống, dưa leo, tùy sở thích của bạn.

Cách pha nước mắm gừng chấm cá rán 

Nguyên liệu:

  • Nước mắm ngon: 3 thìa cà phê.
  • Đường trắng: 1 thìa cà phê.
  • Ớt tươi: 1 quả, thái lát hoặc băm nhỏ.
  • Gừng tươi: 1 nhánh nhỏ, rửa sạch, đập dập và băm nhỏ. Nếu bạn giã gừng thì nên vắt qua một lượt nước gừng vì nếu cho trực tiếp vào thì nó sẽ có vị cay đắng khó ăn.
  • 2 tép tỏi, giã hoặc băm nhuyễn.
  • Nước cốt chanh: 1 thìa cà phê.
  • Mì chính: 1/4 thìa cà phê.
  • Nước sôi để nguội: 2 thìa cà phê.

Cách làm:

  1. Đầu tiên, bạn cho nước sôi đã để nguội vào bát con, cho đường, mì chính vào đánh tan.
  2. Cho tỏi và gừng đã giã nhỏ vào, sau đó cho nước mắm vào. (Bạn nên cho tỏi và gừng vào nước sôi để nguội trước như thế tỏi và gừng nổi lên trên trông ngon mắt hơn).
  3. Cho chanh vào đánh đều cho hòa lẫn cùng nước mắm, sau đó cho ớt tươi vào.

Vậy là bạn đã có một bát nước mắm gừng đẹp mắt và rất vừa miệng.

Tin tôi đi và nhớ nó cho nhiều lần sắp tới.

Bạn đã thành công với niềm vui và thích thú của gia đình khi cùng thưởng thức món cá rán giòn chuẩn vị thơm ngon này như thế nào. Hãy thể hiện niềm vui đó với vietcapital.net trong chuyên mục Ẩm thực Viêt Nam nhé!

Lần cuối tôi muốn nói với bạn hãy là “cá rán” đã đủ sức hấp dẫn trong tâm trí chứ đừng gọi tên Ông Táo trong kiểu “xe ông táo lội vạc dầu“.

Có thể bạn cũng quan tâm:

Rồng xanh vượt đại dương và Rau muống xào tỏi
Mặt trời quầng chân mây và Trứng ốp la

Ẩm thực Châu Âu với các món ăn giúp ích cho sức khoẻ thận của bạn:

Bánh kếp kiều mạch với quả mâm xôi, quả óc chó và xi-rô
Quinoa nướng với súp lơ xanh
Pudding gạo nướng tốt cho sức khỏe với quả mọng
Công thức chữa bệnh thận: đậu lăng khô hầm
Công thức salad gà và khoai tây với chanh thơm ngon bổ thận
Salad cà tím nướng – Công thức tốt cho thận
Công thức bổ thận – Salad măng tây và đậu xanh
Shakshuka Recipe – Bữa sáng điển hình ở Tunisia và Israel
Công thức mì ramen gừng tỏi
Lê sốt với rượu vang
Freezer Fudge
Bánh Mít với nước sốt ngon và nộm cải bắp
Công thức Chilli của người Ha wai
Chả giò tươi sốt đậu phộng – Đây là Ẩm Thực Việt Nam gây sốt bên Mỹ đấy.
Súp lơ nướng với sốt thơm ngon rất tốt cho thận
Công thức Queso thân thiện với thận
Cách nấu súp Pistou rất tốt cho thận
Súp lơ nướng sốt Chimichurri
Công thức Ratatouille thân thiện với thận