Trong xanh, hồ thu phẳng lặng cứ tưởng lặng mình để câu cá trong mùa thu nhàn hạ, trong vần thơ của Nguyễn Khuyến hoá ra là tên món ăn nước canh rau muống.
Rau muống là món ăn ngon và dân dã của người dân Việt Nam ta, đồng thời cũng là món ăn được nhiều gia đình Việt Nam rất ưa chuộng. Nhưng nước rau muống luộc mà mỹ miều như trong xanh, hồ thu phẳng lặng thế này thì hỏng rồi.
Có bạn nào đã từng bị cuốn hút bởi tên trong xanh, hồ thu phẳng lặng trong thực đơn của nhà hàng, quán ăn hay khách sạn để rồi được thưởng thức nước canh với hương vị dân dã mà thân quen đến lạ nước canh rau muống này chưa.

Trong xanh hồ thu phẳng lặng và canh rau muống
Và mình cũng mong không có bạn nào vừa ăn món ăn rau muống lại ngồi ngâm thơ kiểu:
Trong xanh, hồ thu phẳng lặng
Nồi cơm trắng cùng nước trộn
Thảnh thơi ngồi xếp vàng ăn
5 bát, 20 và, xong bữa.
Bên phía thực đơn của các nhà hàng, quán ăn và khách sạn quả nhiên chơi trội phải không các bạn. Cảm xúc của bạn như thế nào khi gặp phải tình huống này, tương tác với vietcapital.net nhé.
Và món rau muống có quá khó để bạn hoàn thành nó đồng thời đạt điểm chất lượng cơ bản với món ăn dân dã, thân quen này. Mình cũng mạo muội chia sẻ mọi thông tin về rau muống để bạn biết thêm nhé.
Những giá trị có trong rau muống
Rau muống (Ipomoea aquatica) là một loài thực vật nhiệt đới bán thủy sinh thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae), là một loại rau ăn lá.
Phân bố tự nhiên chính xác của loài này hiện chưa rõ do được trồng phổ biến khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.
Trong văn hoá ẩm thực Việt Nam, nó là một loại rau rất phổ thông và rất được ưa chuộng.
Rau muống có thân dài, rỗng. Với giống rau muống mọc bò dưới nước, tại mỗi khớp sẽ có rễ ngắn bám xung quanh thân cây.
Ở nước ta, rau muống được chia thành hai loại phổ biến là rau muống trắng và rau muống tía.
Rau muống trắng thường được trồng trên cạn, gieo trồng theo luống hoặc trồng đại trà trên ruộng như cấy lúa.
Rau muống tía có thân đỏ nên còn được gọi là rau muống đỏ, chúng mọc tự nhiên và bò trên mặt nước hoặc ruộng đồng.
Giá trị dinh dưỡng có trong rau muống gồm có vitamin A, B, C, canxi, phospho, các chất dinh dưỡng và đặc biệt là hàm lượng chất sắt dồi dào, phù hợp với những người có thể trạng thiếu sắt, muốn bổ sung thêm sắt.
Tác dụng của việc bổ sung rau muống cho cơ thể
Tác dụng của rau muống được đánh giá cao trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh mãn tính.
Các chất dinh dưỡng trong rau muống cũng có lợi cho việc chống lão hóa da và giúp mái tóc thêm chắc khỏe.
Bạn có ngờ được không? Mình không ngờ được đó, món ăn mà từ bé tới lớn mình ăn và thưởng thức lại có vô vàn tác dụng vậy sao.
Chắc tại mình ăn nhiều nên họ mới nghiên cứu nó như vậy – đùa mọi người xíu thôi, vậy chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu nhé!
1. Hỗ trợ điều trị thiếu máu
Ăn rau muống có tốt không? Hàm lượng chất sắt trong rau muống rất dồi dào, nhất là giống rau muống đồng thân đỏ.
Việc ăn rau muống thường xuyên sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu và giúp phụ nữ mang thai bổ sung đầy đủ chất sắt.
Nói đến tác dụng này, bạn có đổ xô đi mua rau muống và ăn rau muống thường ngày hay không?
Hãy nhớ, ăn rau muống đúng cách và hợp lý sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu, còn ăn nhiều sẽ chán.
2. Giảm cholesterol và tăng cường sức khoẻ tim mạch
Rau muống là một loại thực phẩm tuyệt diệu cho những người đang muốn giảm cân và giảm nồng độ cholesterol trong máu một cách tự nhiên.
Rau muống chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Chúng cũng giàu vitamin A, C và beta-carotene.
Đây là những chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do trong cơ thể.
Từ đó giảm mức cholesterol toàn phần, tránh hình thành các mảng lipid lắng đọng trên thành mạch gây xơ vữa động mạch vành.
Xơ vữa động mạch vành có thể dẫn đến bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ gây suy tim, nhồi máu cơ tim hay thậm chí là đột quỵ.
Folate có trong rau muống sẽ giúp chuyển đổi homocysteine, là một phân tử gồm 20 amino acid. Việc chuyển đổi này sẽ hạn chế nồng độ homocysteine trong máu tăng cao, giảm nguy cơ tạo thành các cơn đau tim hoặc đột quỵ.
Magie cũng là khoáng chất có ích trong rau muống giúp giảm huyết áp và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
3. Điều trị bệnh vàng da và các vấn đề về gan
Trong y học Ayurveda (hệ thống y học Hindu truyền thống), người ta tận dụng tác dụng của rau muống để trị bệnh vàng da và các vấn đề về gan.
Một số nghiên cứu đã chứng minh, chiết xuất dịch rau muống hỗ trợ bảo vệ gan khỏi các tổn thương do hóa chất gây ra nhờ các enzyme giải độc, các chất chống oxy hóa và chất phá hủy các gốc tự do.
4. Rau muống có tác dụng trong phòng chống tiểu đường
Đối với các bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2, khi được điều trị bằng dịch chiết xuất từ rau muống, mức đường huyết trung bình giảm tới 29,4%.
Tuy nhiên, chưa thấy trong các đơn thuốc trị tiểu đường đông hay tây y có ghi thành phần của rau muống, điều này muốn kiểm tra cần ăn rau muống hôm trước khi đi kiểm tra glucozơ trong máu.
5. Điều trị bệnh vàng da – các vấn đề về gan và da
Trong y học Ayurveda (hệ thống y học Hindu truyền thống), người ta tận dụng tác dụng của rau muống để trị bệnh vàng da và các vấn đề về gan.
Một số nghiên cứu đã chứng minh, chiết xuất dịch rau muống hỗ trợ bảo vệ gan khỏi các tổn thương do hóa chất gây ra nhờ các enzyme giải độc, các chất chống oxy hóa và chất phá hủy các gốc tự do.
Ngọn (đọt) rau muống có thể dùng làm thuốc đắp để điều trị một số bệnh về da như hắc lào, nấm da chân…
Đây cũng là loại rau có khả năng giúp ngăn ngừa ung thư da và trị mụn trứng cá, bệnh chàm và bệnh vẩy nến hiệu quả.
Bên cạnh đó, đặc tính chữa bệnh và giải độc của rau muống giúp bạn giảm cảm giác đau, châm chích khi bị ngứa da do phát ban hoặc bị côn trùng cắn.
Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần cho muối và một ít rau muống vào bát (chén) rồi nghiền nát. Sau đó dùng hỗn hợp thoa lên vùng da bị đau, ngứa rồi băng lại để giảm đau tại chỗ.
6. Ngăn ngừa ung thư
Một chế độ ăn hợp lý với rau muống sẽ giúp bạn hấp thụ đến 13 chất chống oxy hóa khác nhau có khả năng ngăn ngừa ung thư.
Những chất chống oxy hóa này giúp loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
Các chất trong rau muống rất có ích trong việc ngăn ngừa ung thư trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư da và ung thư vú.
7. Giúp mắt sáng khỏe
Trong rau muống có chứa một hàm lượng cao carotenoid, vitamin A và lutein. Đây đều là những dưỡng chất có lợi cho mắt.
Rau muống cũng làm tăng mức glutathione, một chất đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể.
8. Chống lão hóa và trẻ hóa da
Rau muống cũng như các loại rau lá xanh khác đều giàu chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra.
Điều này sẽ tăng cường khả năng chống lại các tác hại khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và làm giảm nếp nhăn trên da.
Chính vì vậy, việc thường xuyên ăn rau muống có thể ngăn ngừa và đẩy lùi dấu hiệu lão hóa.
Ngoài ra, nước ép rau muống cũng cực kỳ tốt cho làn da. Uống nước ép rau muống sẽ giúp trẻ hóa da nhờ khả năng loại bỏ các độc tố có hại ra khỏi cơ thể.
Trong rau muống chứa nhiều vitamin A, C, carotenoid và lutein, là những khoáng chất quan trọng làm da sáng và săn chắc hơn.
9. Giúp mái tóc chắc khỏe
Nước ép rau muống không chỉ làm đẹp da mà còn có lợi cho quá trình mọc tóc, khắc phục tình trạng rụng tóc, giúp cải thiện cấu trúc và chất tóc.
Uống nước ép rau muống kết hợp với rau diếp cá sẽ giúp bạn có được một mái tóc chắc khỏe, mượt và và óng ả.
10. Trị chứng khó tiêu và táo bón
Rau muống rất giàu chất xơ nên hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Chúng giúp giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Ngoài ra, ăn rau muống còn giúp bạn nhuận tràng, rất có lợi cho những người mắc chứng khó tiêu hoặc dễ bị táo bón.
Nước ép rau muống cũng được sử dụng trong việc điều trị nhiễm giun sán. Chiết xuất dịch trong rau muống có tác dụng tẩy giun rất hiệu quả.
Ăn rau muống húp nước canh trong xanh, hồ thu phẳng lặng quá choáng ngợp với tác dụng của nó đối với cơ thể.
Từ trước tới giờ, món nước ép tốt nhất đối với mình chính là nước canh rau muống, chưa bao giờ mình ép rau muống để uống tươi.
Món ăn rau muống là thông dụng nhất nước ta, và từ món rau muống này mà chiết xuất từ nước canh rau muống trong xanh, hồ thu phẳng lặng cũng là 1 liều thuốc bổ dưỡng nhỉ.
Tất cả 10 tác dụng trên, bạn đã nghe ở đâu ngoài bài viết này và có làm bạn thấy thích thú hay quan tâm thì tương tác với vietcapital nhé!
Tất tần tật rau muống trong ẩm thực Việt Nam
Rau muống là một loại rau cực kỳ phổ biến trong các bữa cơm gia đình của người Việt. Chúng được chế biến thành nhiều món ăn dân dã như:
- Rau muống xào tỏi/chao/nấm/dầu hào/mắm tôm
- Thịt bò/trâu/heo xào rau muống
- Canh chua rau muống tôm tươi/cá diêu hồng
- Canh rau muống nấu chay
- Nộm rau muống
- Rau muống luộc
- Gỏi rau muống tôm thịt
- Ốc móng tay/ốc giác/nghêu xào rau muống
- Canh cua rau muống khoai sọ
- Rau muống ngâm chua ngọt (dưa rau muống)
- Bề bề nấu rau muống
Với những giá trị dinh dưỡng và thuộc tính chữa bệnh của mình, rau muống xứng đáng là một loại rau thân thiện cho sức khỏe.
Ăn rau muống mỗi ngày với hàm lượng vừa đủ rất có ích cho người thiếu máu, huyết áp thấp, phụ nữ mang thai, người bị loãng xương và giúp ngừa chứng táo bón.
Tuy nhiên, những người có vết thương hở, chưa lành trên da nên kiêng ăn rau muống để tránh bị sẹo lồi.
Cuối cùng vietcapital xin chúc bạn và gia đình bên cạnh món rau muống thêm ngon, thật nhiều sức khoẻ và bình an.
Có thể bạn cũng quan tâm:
Rồng xanh vượt đại dương và Rau muống xào tỏi
Mặt trời quầng chân mây và Trứng ốp la
Xe ông táo lội vạc dầu và Cá rán
Heo đàn gặm cỏ và Rau xào thịt lợn
Bèo trôi mặt hồ và canh rau ngót
Bụi vàng phủ kim tơ và nem thính
Đậu phụ lướt ván và đậu phụ rán
Bổ dương chân trâu và ngầu pín
Bồ câu nghịch nước nóng và thịt chim luộc
Mềm mại như lụa, thoáng mát như nhung và bánh cuốn
Lươn kim vàng đóng gói và mì gói
Huyết nhuộm tàn kiếm và tiết canh
Ẩm thực Châu Âu với các món ăn giúp ích cho sức khoẻ thận của bạn:
Bánh kếp kiều mạch với quả mâm xôi, quả óc chó và xi-rô
Quinoa nướng với súp lơ xanh
Pudding gạo nướng tốt cho sức khỏe với quả mọng
Công thức chữa bệnh thận: đậu lăng khô hầm
Công thức salad gà và khoai tây với chanh thơm ngon bổ thận
Salad cà tím nướng – Công thức tốt cho thận
Công thức bổ thận – Salad măng tây và đậu xanh
Shakshuka Recipe – Bữa sáng điển hình ở Tunisia và Israel
Công thức mì ramen gừng tỏi
Lê sốt với rượu vang
Freezer Fudge
Bánh Mít với nước sốt ngon và nộm cải bắp
Công thức Chilli của người Ha wai
Chả giò tươi sốt đậu phộng – Đây là Ẩm Thực Việt Nam gây sốt bên Mỹ đấy.
Súp lơ nướng với sốt thơm ngon rất tốt cho thận
Công thức Queso thân thiện với thận
Cách nấu súp Pistou rất tốt cho thận
Súp lơ nướng sốt Chimichurri
Công thức Ratatouille thân thiện với thận