Mềm mại như lụa, thoáng mát như nhung mấy ai biết rằng là trùng tên với bánh cuốn. Tôi không thể ngờ được món bánh cuốn mềm và bóng mịn bởi được bao bọc với lớp mỡ bóng bên ngoài lại được ví như mềm mại như lụa, thoáng mát như nhung cơ đấy.

Chắc hẳn người nghĩ ra cái tên này là người chuyên về vải vóc trong may vá hoặc cũng có thể là nhà thơ, nhà văn hay chính người bán bánh cuốn nóng.

Vậy tiện đà này mời bạn hãy cùng vietcapital.net tìm hiểu những thuật ngữ có trong cách ví von đặc sắc này xíu nhỉ.

Mềm mại như lụa và bánh cuốn 

Lụa là một loại vải mịn, mỏng được dệt bằng tơ. Loại lụa tốt nhất được dệt từ tơ tằm. Người ta nuôi tằm, lấy tơ xe sợi dệt thành lụa.

Đây là một nghề có từ rất lâu đời và có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Lụa đã từng là thứ đắt tiền chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Lụa đã được vận chuyển từ Trung Quốc và bán cho các nước phương Tây thông qua con đường tơ lụa.

Do có cấu trúc dạng lăng kính tam giác, lụa phản chiếu ánh sáng chiếu vào nó với nhiều góc độ khác nhau tạo nên vẻ óng ánh đặc trưng.

Có một vài bằng chứng cho thấy có một lượng ít tơ lụa tự nhiên đã được sản xuất ở vùng Địa Trung Hải và Trung Đông cùng lúc với tơ lụa nuôi cấy ở Trung Hoa nhập tới.

Theo thần tích làng Cổ Đô, huyện Ba Vì thì nghề chăn tằm, ươm tơ đã có từ thời vua Hùng Vương thứ 6 do công chúa Thiều Hoa khởi nghiệp. Nêu theo đó dân làng vốn giỏi nghề dệt lụa thờ Thiều Hoa làm thành hoàng.

Trong thư tịch thì sách Hán Thư cũng ghi là người Lạc Việt biết trồng dâu nuôi tằm và lại ghi rõ là “một năm có hai vụ lúa, tám lứa tằm”.

Tục ngữ Việt Nam có câu “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân” ý nói cách ăn mặc tạo nên vẻ đẹp bề ngoài và câu “Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng, vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông” để nói về làng Vạn Phúc (quận Hà Đông, Hà Nội) là một làng nghề nổi tiếng dệt lụa đẹp với nhiều mẫu hoa văn và lâu đời.

Nhắc đến lụa thì ai cũng biết đến sự mềm mại mà lụa đem lại khi chúng ta chỉ đơn giản là chạm nhẹ vào nó, cũng như món bánh cuốn mềm mại thơm ngon.

Thoáng mát như nhung và bánh cuốn

Nhung là loại vải đang là xu hướng thời trang mang lại sự sang trọng cho người mặc. Nó được thể hiện qua sự tinh tế, họa tiết đầy lôi cuốn cùng với những tông màu hấp dẫn đến quyến rũ.

Vải nhung thường được làm bằng lụa, trong đó bông chỉ đôi khi mới được sử dụng làm nguyên liệu hỗn hợp. Gần đây, đã có một sự ra đời của việc sử dụng vải tổng hợp cho nhung.

Ngoài vải, từ ‘nhung’ cũng được sử dụng để mô tả một cái gì đó mịn màng, mềm mại và phong phú.

Người ta tin rằng Nhung được giới thiệu lần đầu tiên ở Baghdad vào khoảng năm 809 sau Công nguyên, bởi các thương nhân Kashmiri đã đi du lịch ở đó.

Nhà thơ thời trung cổ – Ziryab đã giới thiệu Nhung với Đế chế Al-Andalus (một phần của Tây Ban Nha hiện đại, Bồ Đào Nha, Gibralter, Andorra và Pháp).

Trong thời đại Vương quốc Mamluk (1250-1517 sau Công nguyên), thành phố Cairo là nhà sản xuất lớn nhất của Nhung.

Nhung mượt mà và sang trọng, với nhiều biến thể khác nhau và là một trong những loại vải được yêu thích nhất thế giới.

  • Nhung lụa: Có bề mặt lung linh, óng ánh, mềm mại và linh hoạt hơn.
  • Loại Nhung sợi co giãn: các loại nhung nói trên khi trộn với các chất hóa học như elastan, spandex hay lycra.
  • Nhung sợi cotton: Sợi xít, mềm nhưng nếp vải không so được với nhung lụa.
  • Nhung sợi tơ nhân tạo (Viscose/Rayon): tương đối giống với nhung lụa về nếp vải, song, thường được trộn với sợi tơ tằm hoặc sợi tổng hợp để tăng độ mềm và bóng.
  • Loại Nhung tổng hợp: Được làm từ acetate hoặc rayon, phản chiếu ánh sáng mạnh mẽ, nhưng treo lên không phải là tự nhiên và chất lỏng.
  • Nhung sợi lanh: mềm, lì, lông tơ mau trên nền lanh hoặc cotton, thường không mịn mà nhìn cứng và gồ ghề.
  • Nhung sợi len: nặng, mềm, sợi vải được may xít, kết lại và thường rất dày.

Thoáng mát như nhung thì hơi quá phải không nào, nhưng với độ bóng và mềm mịn mà nhung đem lại thì cũng xứng tầm với bánh cuốn khi được tráng lên với lớp mỡ mỏng cũng lung linh, óng ánh chẳng kém gì nhung vậy.

Bánh cuốn

Bánh cuốn còn gọi là bánh mướt hay bánh ướt là tên gọi một loại thực phẩm làm từ bột gạo hấp tráng mỏng, cuộn tròn, bên trong độn nhân rau hoặc thịt.

Gạo thường dùng để làm bánh cuốn là loại gạo cũ (do sử dụng gạo mới, gạo ngon sẽ có nhiều nhựa nên bánh sẽ dính, khó chế biến), xay mịn, hòa với nước.

Đặt nồi hấp, căng vải mỏng trên miệng nồi. Mỗi lần cho một muôi bột nhỏ, xoa đều lên bề mặt miếng vải để lá bánh cuốn được mỏng, có thể thoa thêm chút mỡ để dễ lấy ra.

Sau khi bánh chín, dùng đũa to hoặc thanh tre gạt ra đĩa, lúc này có thể cuộn thêm nhân gồm một ít thịt vai nửa nạc nửa mỡ, tôm, băm cùng mộc nhĩ, nấm hương đã xào chín với các gia vị như mắm, hạt tiêu…

Rắc thêm hành khô phi thơm và dùng với nước chấm đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt.

Những địa điểm trong nước ta có món bánh cuốn ngon hảo hạng 

Bánh cuốn mềm mại như lụa Lạng Sơn

Bánh cuốn trứng Lạng Sơn chỉ bao gồm trứng gà và thịt nạc kho được chà nhuyễn thành từng sợi nhỏ và nước canh là nước được ninh từ xương ống và cho thêm gia vị, hành, mùi, tiêu, ớt, măng ớt.

Nhiều cửa hàng tại Lạng Sơn còn dùng nước thịt kho cho vị đậm đà hơn. Trứng gà được hấp bên trong lá bánh, chín tái đủ để tạo một lớp màng mỏng quanh lòng đỏ, giúp trứng không bị vỡ.

Ăn món bánh cuốn này không thể gắp và chấm mà phải chan nước canh lên mặt bánh.

Khi thưởng thức, người dùng sẽ khéo léo đưa miếng bánh vào miệng làm sao để lòng đỏ trứng vỡ ra trong miệng, hoà lẫn với nước thịt kho và những sợi thịt kho đã chà nhuyễn còn nóng và thơm ngon.

Bánh cuốn mềm mại như lụa Hải Phòng

Bánh cuốn Hải Phòng có sự khác biệt so với hầu hết các loại bánh cuốn từ bánh cuốn đến nước chấm.

Từ lâu, người Hải Phòng đã sử dụng nước chấm được pha chế từ nước ninh xương ống lợn, được nêm với nước mắm nguyên chất Cát Hải và gia vị.

Bánh cuốn Hải Phòng cũng khá cầu kỳ từ những khâu lựa chọn nguyên liệu làm bánh cuốn, loại gạo trước đây thường được dùng là gạo Mộc Tuyền.

Gạo cho ra loại bột khi lên bánh có mùi thơm của gạo đậm hơn so với các loại gạo khác. Bánh mềm nhưng dai hơn hẳn.

Bánh được ăn kèm với hai loại chả quế và viên, nước chấm mắm hầm xương đã tạo nên sự khác biệt.

Khi thưởng thức, thực khách sẽ cảm nhận được mùi thơm từ nước chấm, hương vị đậm đà chất biển nhưng có chút ngọt nhẹ nhàng khiến cho người ăn dễ chịu.

Bánh cuốn mềm mại như lụa Hà Nội

Bột làm bánh là gạo được xay ướt nên rất mịn. Sau khi đã được làm chín bởi hơi nước, lá bánh sẽ được cuốn lại với nhân thịt, mộc nhĩ và nấm hương đã được nấu chín.

Tiếp theo, người làm bánh sẽ dùng thanh tre chia bánh vừa cuốn đó ra làm 4 khúc ngắn hơn và bày vào đĩa.

Khi xếp lần lượt hết vào đĩa, một ít ruốc tôm sẽ được rắc lên trên các miếng bánh cuốn và trên cùng điểm vài cọng rau thơm như rau bạc hà, rau mùi…

Cuối cùng, Bánh cuốn sẽ được thưởng thức cùng với bát nước chấm có vài lát chả và chút hành khô trong đó.

Bánh cuốn mềm mại như lụa Thanh Trì

Bánh cuốn Thanh Trì là món ăn nổi tiếng của người Hà Nội, là đặc sản của phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Nguyên liệu làm bánh là từ gạo gié cánh, tám thơm, tráng mỏng như tờ giấy.

Đặc biệt, bánh cuốn Thanh Trì không có nhân, thường được xếp thành từng lớp trong lòng một chiếc thúng, trên phủ tờ lá sen hay lá chuối, lá dong.

Người bán bánh thường đội thúng bánh trên đầu, di dạo bán trên phố phường Hà Nội. Khi gặp người mua, người bán hàng sẽ hạ thúng xuống, lần giở từng lớp bánh cuốn mỏng, tách từng lớp bánh sao lá bánh cuốn khỏi bị rách.

Trên mặt lá bánh cuốn điểm những cọng hành lá màu vàng, nâu đã được phi qua trên chảo. Mỗi lớp bánh cuốn đó sẽ được sắp xếp gọn lại trên đĩa, lần lượt từng miếng bánh một được đặt cạnh nhau.

Sau đó, với một nhát kéo, tất cả các lá bánh cuốn được cắt đôi. Công việc tiếp theo là nhấc một nửa đầu bánh cuốn mới cắt đó, đặt lên trên nửa kia để người thưởng thức có thể nhìn thấy rõ từng lớp bánh cuốn tráng mỏng như giấy.

Cuối cùng, Bánh được ăn với thứ nước chấm đặc trưng cho từng người bán bánh riêng, có thể ăn kèm chả quế, giò lụa hoặc đậu rán và rau mùi.

Bánh cuốn mềm mại như lụa Hải Dương

Bánh cuốn Hải Dương ngon là bánh được làm ở khu phố Hàn Giang và phố Bắc Sơn.

Đặc biệt, bánh được tráng thành từng lá mỏng như tờ giấy pơ-luya, sau đó rưới thêm nước mỡ và hành đã được phi thơm (mỡ nước ở đây phải được làm từ mỡ khổ, chứ không được là mỡ lá, hay dầu ăn vì bánh sẽ không được thơm, béo, ngậy).

Các lá bánh cuốn được rải chồng lên nhau trong một cái thúng có lót lá chuối và một số bao vải, ni lông cách nhiệt nên đến khi ăn bánh vẫn còn nóng.

Khi ăn, phải dùng tay để bóc từng lá bánh ở đầu mép bánh ra, cắt thành miếng nhỏ vừa đủ để bỏ vào miệng.

Nước chấm được pha bằng loại nước mắm ngon với các gia vị khác để tạo ra một bát nước chấm vừa có độ trong veo của nước sôi tinh khiết.

Do đó, nó vừa có màu vàng sóng sánh và mùi thơm đặc trưng của nước mắm, vừa có màu đỏ tươi của ớt, vừa có màu đen nhánh và thơm cay nồng của hạt tiêu xay rối, vừa có vị chua của dấm thanh pha thêm một chút chua hăng nồng của quất.

Ăn kèm với bánh cuốn có chả quế. Chả quế được cắt chéo thành từng lát mỏng hình quả trám.

Khi ăn vừa có độ dai dai của vỏ, vừa có độ giòn và vị ngọt, bùi, ngậy của ruột.

Bánh cuốn nhân thường ăn kèm với chả quế, trong khi bánh cuốn chay chỉ có lớp bột bánh đơn giản, rắc thêm ít hành khô lên trên.

Gọi là chay chỉ là bởi bánh không nhân, còn cả hai loại đều chấm với nước mắm Cát Hải pha chế theo công thức cầu kỳ của quán.

Nước mắm được pha loãng, đặc biệt là ngọt vị xương ninh, luôn được đun nóng hổi, có thể gia giảm với giấm, ớt, tỏi tùy sở thích.

Bát nước chấm tuy có màu sẫm nhưng không hề bị mặn mà rất vừa miệng, nhiều người còn vừa ăn bánh cuốn vừa húp nước chấm ngon lành.

Bánh cuốn Làng Kênh

Bánh cuốn Làng Kênh (Nam Định) có bí quyết làm riêng và thường chỉ truyền nghề cho con dâu trong gia đình. Gạo làm bột bánh thường là giống gạo Mộc Tuyền.

Những người làng Kênh không mang bánh đi bán rong mà họ chỉ ngồi cố định tại một quán bên đường hay một sạp hàng trong chợ.

Bánh cuốn mềm mại như lụa Phủ Lý

Phủ Lý là thành phố trực thuộc tỉnh Hà Nam, cách Hà Nội chừng 60 km. Bánh cuốn ở nơi đây rất nổi tiếng trong các tỉnh phía Bắc.

Các xe du lịch khi đi trên quốc lộ 1A qua thành phố Phủ Lý thường ghé lại thưởng thức món bánh cuốn trứ danh này.

Bánh cuốn Phủ Lý có nhiều điểm tương đồng với bánh cuốn Thanh Trì. Hơn nữa, Bánh cuốn ở đây hoàn toàn không có nhân. Và Bánh sau khi tráng xong được gấp gọn lại và bày lên đĩa.

Nếu như bánh cuốn Hà Nội hoặc ở một số địa phương khác thường được ưa chuộng khi bánh mới tráng xong còn mềm và mướt thì bánh cuốn Phủ Lý không giống như vậy.

Các hàng bánh cuốn tráng bánh từ trước rồi để xếp lên nhau trên 1 mâm lớn. Khi có khách tới ăn, họ bóc từng lá bánh ra gấp và bày lên đĩa.

Do đó bánh cuốn Phủ Lý khi thưởng thức có phần cứng và dày hơn bánh cuốn Hà Nội. Bánh được ăn kèm với nước chấm và hành phi thơm rắc lên trên.

Bánh cuốn Phủ Lý ăn kèm với thịt nướng chứ không ăn với chả quế, giò lụa như nơi khác.

Một điều làm tôn thêm hương vị thơm ngon của bánh cuốn ở đây đó chính là thịt nướng hay còn gọi là chả nướng này.

Thịt được chọn loại có cả nạc cả mỡ chứ không chú trọng chọn miếng nguyên nạc như thịt ở Hà Nội nên khi ăn cảm thấy thịt ngon, mềm hơn chứ không hề bị khô.

Thịt nướng trực tiếp trên than, vừa chín tới, ăn kèm với bánh cuốn.

Bánh mướt mềm mại như lụa Nghệ An

Bánh mướt là một đặc sản ở Nghệ An gần giống như bánh cuốn không nhân ở miền Bắc nhưng thường ăn nguội.

Nguyên liệu chính làm bánh mướt là bột gạo được làm từ gạo Vê (một loại gạo được trồng ở Quỳnh Lưu) hoặc gạo Khang dân có độ nở cao, không quá khô cũng không quá dẻo.

Bánh mướt có độ dài bằng ngón tay trỏ hoặc gang tay, trắng và mềm, không dính vì đã được phết lớp dầu lúc cuốn.

Bánh hấp chín được kéo ra, rồi ngay lập tức, người ta sẽ cuộn tròn và xếp vào cái thúng đã lót sẵn lá chuối. Và Bánh mướt thường chấm với nước mắm vắt chanh.

Nhiều nơi còn làm thêm nham từ rau nhút hoặc củ chuối để ăn kèm.

Ngoài ra cách ăn đặc trưng ở Nghệ An, Hà Tĩnh là ăn cùng với các loại nước súp như lươn, vịt, gà, bò hầm hoặc xáo lòng (nội tạng lợn nấu canh như tim, gan, lòng, cật, dạ dày, dồi và tiết).

Ở Nghệ An có rất nhiều quán bánh mướt ven đường và hàng rong, bán từ sáng sớm đến tối muộn.

Một số vùng ở đây được biết đến với cách làm bánh mướt có vị thơm ngon trứ danh, chẳng hạn như bánh mướt chợ Gám (Xuân Thành, Yên Thành), bánh mướt làng nghề Lam Trung (Hưng Lam, Hưng Nguyên), bánh mướt Diễn Châu, bánh mướt Đô Lương, làng Quy Chính ở gần chợ Sa Nam (Nam Đàn).

Bánh cuốn Mễ Sở

Bánh cuốn Mễ Sở hay còn gọi là Bánh cuốn Phú Thị, xuất xứ từ thôn Phú Thị, Xã Mễ Sở, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên.

Nguyên liệu chính của nhân bánh là thịt lợn nhưng phải là phần thịt nạc nguyên.

Thịt được băm nhỏ, sau đó được xào lên cũng với nước mắm, bột ngọt, vài lát nấm hương, mộc nhĩ hạt tiêu… khi thịt đã se se lại được đưa ra và để riêng.

Không như các loại bánh cuốn khác chỉ khi có khách mới bắt đầu làm, vỏ bánh của bánh cuốn Mễ Sở có thể xếp chồng lên nhau rồi sau đó vẫn có thể cuốn.

Bánh cuốn Mễ Sở khác ở chỗ cách cuốn là sẽ cho nhân dải đều ở phần đầu bánh sau đó sẽ cuộn tròn hết bánh.

Bánh cuốn Mễ Sở có thể ăn nguyên cái bằng tay hoặc cắt thành từng khúc nhỏ và dùng dĩa sau đó chấm với nước chấm để ăn.

Nguồn: Bánh cuốn wikipedia

Cùng chế biến và thưởng thức món bánh cuốn làm bằng bột pha sẵn thơm ngon như ngoài hàng

Nguyên liệu Cho 4 người:

Bột bánh cuốn pha sẵn 1/2 gói
(200gr)
Thịt heo xay 200 gr
Nấm mèo khô 50 gr
Hành tím 10 củ
Giá đỗ 1 ít
Dưa leo 2 quả
Rau thơm (húng quế/tía tô)
Nem chua/chả lụa
Ớt 2 quả
Dầu ăn 110 ml
Giấm ăn 1 muỗng canh
Cốt chanh 1/2 muỗng canh
Nước mắm 2 muỗng canh
Gia vị thông dụng (Đường/muối/hạt nêm/bột ngọt)

Nguyên liệu làm bánh cuốn bằng bột pha sẵn

Nguyên liệu làm bánh cuốn bằng bột pha sẵn

Cách chế biến

Sơ chế các nguyên liệu 

Hành tím bóc vỏ, cắt lát. Rau thơm rửa sạch, cắt nhỏ. Dưa leo rửa sạch, cắt nhỏ. Giá trụng qua nước sôi khoảng 2 phút rồi vớt ra để ráo.

Nấm mèo ngâm với nước ấm khoảng 30 phút để nấm nở ra, sau đó rửa sạch lại nấm với nước lạnh rồi để ráo. Tiếp đến cắt nhỏ và băm nhuyễn nấm mèo.

Nếu mua miếng thịt heo chưa xay, để khử mùi hôi, bạn ngâm với nước muối loãng khoảng 5 phút, rửa lại với vài lần nước rồi lấy khăn lau khô, cắt miếng nhỏ vừa ăn khoảng 1 lóng tay rồi cho vào máy xay thịt, xay nhuyễn.

Mẹo sơ chế thịt sạch, không hôi

Cách 1: Để thịt heo được sạch và không hôi bạn chần trong nước sôi cùng 1 – 2 muỗng cà phê muối, sau đó rửa lại thịt với nước lạnh rồi mang đi chế biến.
Cách 2: Ngoài ra bạn có thể chần thịt heo với nước sôi cùng một ít rượu trắng giúp tẩy sạch mùi hôi trong thịt hiệu quả hơn.

Pha bột 

Bạn cho 1/2 gói bột bánh cuốn pha sẵn vào tô, thêm 500ml nước, 1 muỗng cà phê dầu ăn, bạn đảo đều cho tan bột rồi để bột nghỉ khoảng 30 phút.

Tại sao? – Tại vì:

Bạn nên rây bột qua rây lọc để hỗn hợp bánh được mịn, không bị vón cục cũng như loại bỏ các tạp chất trong bột.

Để bột nghỉ ít nhất 30 phút để những hạt bột li ti ngậm đủ nước, giúp bột nở đều, bánh sẽ mượt, dẻo và dai ngon.

Xào nhân 

Bạn bắc chảo lên bếp mở lửa vừa, thêm 100ml dầu ăn, đợi dầu nóng bạn cho hành tím vào phi thơm, thấy hành chuyển vàng bạn vớt hành ra để ráo dầu.

Bạn bắc 1 cái chảo khác lên bếp mở lửa vừa, thêm 1 muỗng canh dầu ăn vừa phi hành, thêm 1 muỗng canh hành phi rồi cho thịt xay, nấm mèo vào xào.

Nêm gia vị với 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê bột ngọt vào, xào khoảng 4 – 5 phút cho đến khi thịt chín, nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Làm bánh cuốn

Bạn bắc chảo chống dính lên bếp mở lửa vừa, thêm 200ml nước nấu sôi thì đổ nước ra, quét 1 lớp dầu ăn, đổ một vá bột vào chảo, lắc nhẹ để bột dàn mỏng đều, đậy nắp lại.

Sau khoảng 30 giây thì bánh đã chín, bạn đổ bánh ra mâm hoặc thớt sạch (đã quét dầu) rồi nhanh tay đổ bột vào chảo để làm mẻ bánh thứ 2.

Trên chiếc bánh đã được đổ ra, bạn múc một muỗng canh nhân thịt lên, trải đều thịt và cuốn lại, lặp lại cho tới khi hết bột.

Yêu cầu kĩ thuật:
Bạn đun nước trước trong chảo rồi đổ nước ra giúp tạo độ nóng đầm cho chảo, để bánh được mượt.
Trong quá trình làm bánh, bạn nhớ đậy nắp lại để bột không bị khô.

Pha nước mắm

Bạn bắc nồi lên bếp mở lửa vừa, cho 3 muỗng canh đường vào nồi nấu cho tan chảy và chuyển qua màu vàng nhẹ, cho từ từ nước dừa tươi vào, thêm 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh dấm ăn.

Tắt bếp và bắc nồi xuống để nguội vắt thêm 1/2 muỗng canh cốt chanh và ớt cắt nhỏ, nêm nếm lại cho phù hợp với khẩu vị gia đình mình, nước mắm chan bánh cuốn phải hơi lạt, ngọt dịu, vị chua nhẹ.

Yêu cầu kĩ thuật:
Bạn thắng nước đường màu vàng nhạt, nếu để thành màu cánh gián, nước đường sẽ có mùi như nước màu không đúng vị nữa.
Khi cho nước dừa vào, bạn nhớ cho vào từ từ tránh bị phỏng tay do hơi nóng của đường nha.

Thưởng thức

Bánh cuốn bắt mắt, hấp dẫn, với mùi thơm thoang thoảng. Vỏ bánh mỏng, dai nhẹ kết hợp với nhân thịt, nấm mèo được nêm nếm vừa phải.

Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được độ ngọt, giòn sừng sựt của nấm. Chấm thêm chút nước mắm cay cay khiến món ăn thêm khó cưỡng.

Đây sẽ là món ăn hấp dẫn dùng để chiêu đãi bạn bè và người thân đó!

Có thể bạn cũng quan tâm:

Rồng xanh vượt đại dương và Rau muống xào tỏi
Mặt trời quầng chân mây và Trứng ốp la
Xe ông táo lội vạc dầu và Cá rán
Heo đàn gặm cỏ và Rau xào thịt lợn

Ẩm thực Châu Âu với các món ăn giúp ích cho sức khoẻ thận của bạn:

Bánh kếp kiều mạch với quả mâm xôi, quả óc chó và xi-rô
Quinoa nướng với súp lơ xanh
Pudding gạo nướng tốt cho sức khỏe với quả mọng
Công thức chữa bệnh thận: đậu lăng khô hầm
Công thức salad gà và khoai tây với chanh thơm ngon bổ thận
Salad cà tím nướng – Công thức tốt cho thận
Công thức bổ thận – Salad măng tây và đậu xanh
Shakshuka Recipe – Bữa sáng điển hình ở Tunisia và Israel
Công thức mì ramen gừng tỏi
Lê sốt với rượu vang
Freezer Fudge
Bánh Mít với nước sốt ngon và nộm cải bắp
Công thức Chilli của người Ha wai
Chả giò tươi sốt đậu phộng – Đây là Ẩm Thực Việt Nam gây sốt bên Mỹ đấy.
Súp lơ nướng với sốt thơm ngon rất tốt cho thận
Công thức Queso thân thiện với thận
Cách nấu súp Pistou rất tốt cho thận
Súp lơ nướng sốt Chimichurri
Công thức Ratatouille thân thiện với thận