Đồ uống hay thức uống là một loại chất lỏng được đặc biệt chế biến để con người có thể tiêu thụ, có tác dụng giải nhiệt và giải khát.
Không những thế, đồ uống đóng vai trò quan trọng trong văn hóa của con người. Các loại đồ uống phổ biến gồm nước lọc, sữa, cà phê, trà, sô-cô-la nóng, nước sinh tố và nước ngọt.

Ngoài ra, đồ uống có cồn như rượu, bia và rượu chưng cất có chứa chất ethanol là một phần của văn hóa của con người trong hơn 8.000 năm.
Đồ uống không có cồn có thể chỉ loại đồ uống có chứa cồn, chẳng hạn như bia và rượu vang, nhưng những loại đồ uống này chỉ chứa dưới 5% độ cồn theo thể tích.
Đồ uống không cồn còn bao gồm các loại đồ uống đã trải qua quá trình loại bỏ cồn như bia không cồn và rượu đã được khử cồn.
Ngày nay những loại đồ uống có tên lạ để thay thế những tên quen thuộc đã dần dần có mặt trong thực đơn của các nhà hàng, khách sạn và quán ăn.
Những loại đồ uống đó và tên gốc của nó như thế nào, các bạn cùng tìm hiểu với vietcapital nhé:
Thực đơn đồ uống tên lạ mới gạ được thực khách:
- Băng tan bắc cực = Nước lạnh
- Choáng váng thần dược = Bia, rượu
- Nước mắt mặt trời = Trà nóng
- Ông già đi bộ/Tiên sinh dạo bước = Johnie Walker
- Trân Châu cảng = Chè long nhãn
- Tiểu hắc cầu ẩn vũ trụ = Chè đỗ đen
- Sương tan sáng sớm = Nước lọc
Tại sao cơ thể cần đồ uống và quá trình ra đời của đồ uống
Khi cơ thể con người bị mất nước, nó trải qua cảm giác khát. Cảm giác thèm chất lỏng này dẫn đến nhu cầu cần phải uống theo bản năng.
Cơn khát được điều hòa bởi vùng dưới đồi để đáp ứng với những thay đổi tinh tế của mức điện giải trong cơ thể, và cũng là kết quả của sự thay đổi trong thể tích máu lưu thông.
Việc loại bỏ hoàn toàn đồ uống, nghĩa là nước, khỏi cơ thể sẽ dẫn đến cái chết nhanh hơn so với việc loại bỏ bất kỳ chất nào khác.
Nước và sữa là những thức uống cơ bản của con người trong suốt lịch sử. Nước rất cần thiết cho sự sống nhưng nó cũng là chất có chứa nhiều loại bệnh khác nhau.
Trong quá trình phát triển của xã hội, con người đã phát hiện được các kỹ thuật để tạo ra đồ uống có cồn từ các loài thực vật có sẵn ở các khu vực khác nhau.
Bằng chứng khảo cổ sớm nhất về sản xuất rượu vang được tìm thấy tại các địa điểm ở Gruzia (6000 năm trước Công Nguyên) và Iran (5000 năm trước Công Nguyên).
Bia đã xuất hiện từ thời đại đồ đá mới ở Châu Âu từ 3000 năm trước Công Nguyên và chủ yếu được sản xuất ở quy mô nội địa.
Có giả thuyết cho rằng sự phát minh ra bia (và bánh mì) đã làm thay đổi nhận thức của con người và từ đó mà nhân loại có thể phát triển công nghệ và xây dựng nền văn minh của mình.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh giả thuyết này.
Còn trà có nguồn gốc từ Vân Nam, Trung Quốc và nó xuất hiện vào thời nhà Thương (trong giai đoạn từ năm 1500 trước Công Nguyên cho đến năm 1046 trước Công Nguyên), thời điểm này trà được xem là một loại dược liệu.
Tại sao đồ uống được sử dụng với mục đích xã giao
Văn hóa uống có một vai trò to lớn trong văn hóa giao tiếp của con người trong suốt nhiều thế kỷ.
Ở Hy Lạp cổ đại, một cuộc gặp mặt xã giao với mục đích uống rượu được biết đến với tên gọi là tiệc rượu đêm, ở những buổi tiệc như thế này, mọi người sẽ cùng nhau uống những ly rượu được pha với nước.
Mục đích của các buổi tiệc này thường là để tổ chức các cuộc thảo luận nghiêm túc hoặc đơn giản là tìm đến sự khoái lạc.
Ở La Mã cổ đại, một khái niệm tương tự về một bữa tiệc cũng xuất hiện thường xuyên trong văn hóa giao tiếp của họ.
Nhiều xã hội thuở sơ khai xem rượu là một món quà từ các vị thần, dẫn đến việc con người thời đó nghĩ ra những vị thần như Dionysos.
Các tôn giáo khác thì lại cấm, không khuyến khích hoặc hạn chế đồ uống có cồn vì nhiều lý do khác nhau.
Lời chúc rượu là một cách để tôn vinh một người nào đó hoặc cho thấy thiện chí của mình thông qua việc uống rượu.
Một truyền thống khác chính là chiếc cốc yêu thương, được sử dụng trong đám cưới hoặc các lễ kỷ niệm khác như chiến thắng trong một trận đấu thể thao; một nhóm người sẽ cùng uống trong một chiếc thùng lớn cho đến khi cạn thì thôi.
Ở Đông Phi và Yemen, cà phê được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo bản địa.
Khi các nghi lễ này mâu thuẫn với những đức tin của nhà thờ Kitô giáo, Giáo hội Ethiopia đã ngăn cấm việc uống cà phê cho đến thời trị vì của Hoàng đế Menelik II.
Đồ uống này cũng bị cấm ở Thổ Nhĩ Kỳ dưới triều đại của Ottoman vào thế kỷ 17 vì lý do chính trị bởi họ cho rằng cà phê có liên quan đến các hoạt động chính trị nổi loạn ở châu Âu.
Đồ Uống Trong Văn Hóa Ẩm Thực Việt Xưa và Nay
Người Việt thường gọi văn hóa nghệ thuật ăn uống là văn hóa ẩm thực. Theo nghĩa Hán-Việt Ẩm tức là uống và thực là ăn.
Ăn và uống có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi ăn, người ta thường kèm theo uống và khi uống thì cũng nhiều lúc kèm theo ăn.
Tuy nhiên không phải hễ cứ ăn là phải có uống mà cũng không phải lúc nào uống là phải kèm theo ăn.
Có nhiều đồ uống khác nhau. Có những thứ đồ uống chỉ để giải khát, bồi bổ cơ thể. Cũng có những thứ đồ uống là để phục vụ cho ăn nhậu, để hỗ trợ cho bữa ăn thêm thi vị.
Thậm chí trong những bữa tiệc thịt cá ê hề, sơn hào hải vị không thiếu nhưng thiếu đồ uống thì món nhắm hay bao nhiêu kể như cũng bằng không.
Đồ uống trong mối quan hệ với các bữa ăn ngày càng trở nên quan trọng trong sinh hoạt ẩm thực của người Việt.
Trong bài viết này, cùng chúng tôi điểm lại lịch sử ăn uống của người Việt để tìm ra mối quan hệ giữa đồ uống và các bữa ăn của người việt nó đã thay đổi ra sao.
Từ góc nhìn lịch sử ấy, sẽ cho phép ta dự báo tương lai của các loại hình đồ uống trong ẩm thực Việt Nam, định hướng dược phát triển của thị trường đồ uống nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao trong sinh hoạt ẩm thực của người Việt.
Đồng thời, việc phát triển mạnh mẽ của các loại hình đồ uống cũng sẽ giúp cho nông dân Việt Nam, những nghệ nhân sản xuất đồ uống thủ công cũng như ngành công nghiệp sản xuất đồ uống có cơ hội cùng nhau phát triển bền vững, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân và làm giàu cho đất nước.
Vai trò của đồ uống trong văn hóa ẩm thực Việt xưa
Nhìn bữa ăn của người Việt chúng ta trong thế kỉ trước cũng đã thấy có bao đổi thay trong cách ăn, cách uống và phong tục ăn uống.
Người Việt, mà đa phần là nông dân, trong suốt nghìn năm lịch sử, luôn phải đối mặt với cái đói triền miên.
Bữa cơm của người nông dân Việt chủ yếu chỉ là cơm với rau, con tôm con tép, con cua con cá thu lượm được ngoài đồng cùng với mắm muối tương cà.
Cơm ăn còn không đủ no phải độn thêm ngô, khoai, sắn. Thịt thà, mâm cao cỗ đầy chỉ có trong ngày giỗ ngày tết hay trong các cỗ tiệc của những kẻ giàu sang quyền quý.
Trong bữa cơm thường nhật của người Việt xưa cũng như trong đại đa số dân Việt ngày nay thường không kèm theo đồ uống.
Khác với lối ăn của người châu Âu hay một số dân tộc khác. Trong bữa ăn, ngoài món ăn, người ta thường có kèm theo đồ uống.
Thường là nước lọc, nước suối hay bia, rượu vang hoặc các thứ nước ngọt như Cola, nước cam…
Lượng nước bổ xung trong bữa ăn thường ngày của người Việt thường là bát nước rau luộc vắt chanh, các loại canh rau, canh cá, canh thịt…
Có người nghèo bữa cơm chỉ là bát cơm chan nước mưa ăn với quả cà muối. Thế là qua bữa.
Theo tập quán thông thường, trong bữa ăn gia đình không có đồ uống đi kèm. Đồ uống thường chỉ có trong các bữa tiệc , cỗ bàn và trong các bữa ăn ở nhà hàng.
Thửa xưa, trong một số gia đình tương đối khá giả. Người cao tuổi trong nhà như ông nội hay ông bố có thể trong bữa cơm chiều, người già thường làm thêm chén rượu trắng hoặc chén rượu thuốc.
Rượu coi như là thứ thuốc bổ cho người cao tuổi. Không dành cho tất cả mọi người trong bữa mà dành cho người già hoặc khi có khách.
Đồ uống và cách thưởng thức khác nhau xưa và nay
Ngày xưa, trong nhiều gia đình Việt Nam, đồ uống đơn giản chỉ là bát nước mưa chứa trong bể, trong lu. Đi làm đồng về, vục bát vào chum nước mưa uống một hơi cho đã.
Nhiều gia đình thì ủ nước lá vối, nước nụ vối, nước chè xanh, chè vằng hoặc trên miền núi đồng bào còn dùng một số lá cây rừng, rễ hay thân cây rừng đun lên hãm lấy nước uống.
Ở thành thị thì nhiều gia đình thường uống nước đun sôi để nguội, nước lọc. Có nhà uống nước đá, trà đá hoặc uống nước pha hoa quả như nước chanh, nước cam, nước mơ, nước dâu…
Nhiều vùng nông thôn có sẵn rất nhiều loại hoa quả nhưng người ta không biết cách chế biến các loại hoa quả có sẵn thành đồ uống.
Có trái dừa thì chỉ đục ra uống nước. Có cây mía cũng không biết ép ra thành cốc nước mía đầy bổ dưỡng…
Chế biến hoa quả thành sinh tố, thành nước giải khát thường chỉ có ở thành thị với quy trình thủ công và tương đối phát triển mạnh hơn ở các tỉnh phía nam.
Cũng có một số đồ uống xưa phổ biến ở thành thị nhưng nay hầu như đã biến mất như nước gạo rang, Trà bát bảo…
Nhưng cũng có một số kiểu uống mới xuất hiện như uống trà trân trâu, trà chanh hạt hướng dương…thu hút nhiều giới trẻ đô thị.
Các đồ uống đóng chai hay đồ uống công nghiệp như hiện nay hầu như vắng mặt trong hầu hết các gia đình Việt bình dân trước những năm 60-70 của thế kỉ trước.
Việc uống rượu trong các bữa ăn thủa xưa chỉ thường xảy ra trong những dịp giỗ chạp, cưới xin, ma chay, lễ tết hoặc trong dịp đình đám trong làng.
Ngoài rượu (Mà thường là rượu trắng hoặc rượu cần) trong các bữa cỗ ấy không có những loại đồ uống khác dành cho đàn bà và trẻ em hay những người không biết uống rượu.
Đồ uống Việt Nam hôm nay và ngày mai
Cùng với quá trình đổi mới và hòa nhập với kinh tế toàn cầu, cách ăn uống của người Việt đã đổi thay rất nhanh chóng và mạnh mẽ.
Nhiều thứ đồ uống xưa vô cùng hiếm hoi nay đã trở thành cực kì phổ biến và ngày càng phát triển rộng khắp trên mọi miền mọi vùng của đất nước.
Bia là một ví dụ. Ngày nay ta có thể mua bia khắp nơi và đủ các loại bia nội, ngoại, liên doanh có sẵn từ miền núi tới miền xuôi và hải đảo, từ thành thị đến nông thôn.
Các loại nước giải khát, nước ngọt, nước hoa quả tươi hay pha chế tràn ngập trong các siêu thị và các cửa hàng từ lớn đến nhỏ.
Nhiều loại rượu nội, rượu ngoại. Rượu thật rượu giả tràn lan khắp nơi.
Sự phong phú và đa dạng các loại hình đồ uống đã làm thay đổi lối ăn và uống trong sinh hoạt của người Việt chúng ta.
Ngày nay, số người “ăn nhậu” và tần suất “Ăn nhậu” ở người Việt chúng ta có thể nói cũng vào loại dẫn đầu thế giới.
Ở nhiều nơi, từ nông thôn đến thành thị. Hễ có việc gì làm ăn hay gặp gỡ, hội họp là kèm theo đều phải có ăn nhậu.
Người ta thi nhau uống, ép nhau uống. Không uống là không chân tình, không thật lòng. Uống cho đến say tràn cung mây mới thôi.
Ở Nông thôn, bất cứ dịp lễ lạt nào cũng phải cỗ bàn rượu chè và có tục góp rượu, góp gạo.
Đám cưới đám hỏi, lên bô lên lão, thôi nôi đầy tháng, ma chay, cúng giỗ, đều phải có cỗ bàn và càng không thể thiếu rượu, thiếu bia…
Đồ uống phong phú khiến cho các bàn nhậu, bàn tiệc ngày nay không chỉ có các gã đàn ông biết uống bia uống rượu là có quyền tỷ thí tang bồng.
Trẻ con, phụ nữ không uống bia uống rượu thì trên bàn tiệc người ta đã bày sẵn nước hoa quả, cola dành cho những ai không bia rượu. Thế là thỏa mãn vui vẻ cả.
Nhiều gia đình ở thành phố hiện nay đồ uống như bia, rượu, các loại nước đóng chai, nước hoa quả đã là thành phần không thể thiếu trong các bữa cơm thường nhật.
Nhiều loại đồ uống đa dạng luôn chiếm chật chỗ trong các tủ lạnh, tủ rượu của các gia đình khá giả.
Uống đã trở thành một nhu cầu to lớn trong văn hóa ẩm thực của người Việt
Đây là một thời cơ mới cho ngành chế biến, sản xuất và kinh doanh đồ uống của Việt Nam.
Chỉ riêng đồ uống phục vụ cho nhu cầu bốn mùa của trên 92 triệu dân Việt đã là một nhu cầu cực kì to lớn, một thị trường tiềm năng và hấp dẫn.
Tôi không phải là chuyên gia trong lĩnh vực chế biến hay kinh doanh đồ uống, nước giải khát, rượu bia…nhưng qua những gì được trải nghiệm trong nghiên cứu tìm tòi về văn hóa ẩm thực Việt, xin được nêu vài suy nghĩ sau:
Việt Nam có nhiều tiềm năng để sản xuất các loại đồ uống mà chúng ta chưa tận dụng triệt để lợi thế tài nguyên của xứ ta.
Hầu hết các loại đồ uống, trừ nước suối, nước khoáng, nước tinh khiết. Tất cả các loại đồ uống đều liên quan đến sản vật có nguồn gốc từ nông nghiệp.
Nước ta là nước nông nghiệp, có thể sản xuất ra tất cả các loại đồ uống từ phổ thông đến cao cấp nhưng chúng ta chưa tận dụng được hết nguồn tài nguyên ấy.
Xin nêu một vài ví dụ: Nước ta có rất nhiều loại cây, hoa quả và hoa quả có khắp quanh năm với nhiều loại cây trồng.
Hoa quả từ hoa quả ôn đới như mơ, mận, đào, lê, cà chua, cam chanh…
cho đến hoa quả nhiệt đới như dừa, xoài, mãng cầu , sầu riêng, ổi, măng cụt, chôm chôm ,bưởi, vải, nhãn, nho…
Từ những loại hoa quả đó, nếu như ngành chế biến đồ uống mạnh dạn đầu tư một cách hợp lí và cùng chia sẻ lợi ích với nông dân.
Những người sản xuất ra tài nguyên phục vụ chế biến đồ uống thì chúng ta sẽ có được một sản lượng đồ uống rất có giá trị tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu.
Một ví dụ mà ai cũng thấy. Gạo Việt Nam hiện là mặt hàng có giá rẻ. Chúng ta đã là nước xuất khẩu nhất nhì thế giới về gạo nhưng người nông dân làm ra gạo vẫn đói khổ.
Đói khổ vì ta xuất sản phẩm thô. Nếu gạo được chế biến thành rượu, bia hay các loại dồ uống có chất lượng cao thì giá trị gia tăng của sản phẩm sẽ tăng lên không biết bao nhiêu lần.
Biết đâu sản xuất đồ uống từ gạo lại là một giải pháp đầu ra quan trọng cho sản xuất lúa gạo Việt Nam nếu chúng ta biết tổ chức sản xuất và kinh doanh sao cho phù hợp với thực tiễn trong nước và thị trường toàn cầu.
Tương tự như hai ví dụ trên. Rất nhiều loại hoa quả củ, cây là sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam ta thuộc loại “của nhà trồng được” nhưng làm ra rồi bán thô cho tư bản nước ngoài chế biến và hưởng lợi.
Cà Phê, chè, hoa hồi…và nhiều nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến đồ uống khác đã đều phải chịu chung số phận như thế.
Nếu sưu tầm và gìn giữ và sáng tạo ra được được các đồ uống rất qúy mà chỉ ở Việt nam mới có chúng ta sẽ có một cơ may tạo ra những sản phẩm độc đáo có giá trị trong và ngoài nước.
Có thể bạn cũng quan tâm:
Rồng xanh vượt đại dương và Rau muống xào tỏi
Mặt trời quầng chân mây và Trứng ốp la
Xe ông táo lội vạc dầu và Cá rán
Heo đàn gặm cỏ và Rau xào thịt lợn
Bèo trôi mặt hồ và canh rau ngót
Bụi vàng phủ kim tơ và nem thính
Đậu phụ lướt ván và đậu phụ rán
Bổ dương chân trâu và ngầu pín
Bồ câu nghịch nước nóng và thịt chim luộc
Mềm mại như lụa, thoáng mát như nhung và bánh cuốn
Lươn kim vàng đóng gói và mì gói
Huyết nhuộm tàn kiếm và tiết canh
Ẩm thực Châu Âu với các món ăn giúp ích cho sức khoẻ thận của bạn:
Bánh kếp kiều mạch với quả mâm xôi, quả óc chó và xi-rô
Quinoa nướng với súp lơ xanh
Pudding gạo nướng tốt cho sức khỏe với quả mọng
Công thức chữa bệnh thận: đậu lăng khô hầm
Công thức salad gà và khoai tây với chanh thơm ngon bổ thận
Salad cà tím nướng – Công thức tốt cho thận
Công thức bổ thận – Salad măng tây và đậu xanh
Shakshuka Recipe – Bữa sáng điển hình ở Tunisia và Israel
Công thức mì ramen gừng tỏi
Lê sốt với rượu vang
Freezer Fudge
Bánh Mít với nước sốt ngon và nộm cải bắp
Công thức Chilli của người Ha wai
Chả giò tươi sốt đậu phộng – Đây là Ẩm Thực Việt Nam gây sốt bên Mỹ đấy.
Súp lơ nướng với sốt thơm ngon rất tốt cho thận
Công thức Queso thân thiện với thận
Cách nấu súp Pistou rất tốt cho thận
Súp lơ nướng sốt Chimichurri
Công thức Ratatouille thân thiện với thận