Bồ câu ngâm dầu nóng là cách gọi khác của món chim rán, đây như 1 cách hoá trang giúp biến đổi tên món ăn theo phong cách rất lạ để gạ thực khách.

Với tên gọi bồ câu ngâm dầu nóng này, thực khách sẽ rõ ràng hơn về món ăn mà mình sẽ thưởng thức, không giống như kiểu rồng xanh vượt đại dương, bèo trôi mặt hồ, bụi vàng phủ kim tơ,…

Hơn nữa, với chú chim bồ câu cũng đã cho ra đời rất nhiều sản phẩm khác như:

  • Bồ câu nghịch nước nóng hay thịt chim luộc
  • Bồ câu xào mướp
  • Cháo chim bồ câu
  • Bồ câu xào sả ớt
  • Bồ câu quay
  • Lẩu chim bồ câu
  • Bồ câu hầm thuốc bắc
  • Bồ câu hầm hạt sen
  • Xôi chim bồ câu
  • Bồ câu nấu miến
  • Bồ câu nướng
  • Cơm bồ câu
  • Bồ câu xào hành râm
  • Bồ câu rôti
  • Chim rán hay bồ câu ngâm dầu nóng

Mặc dù là sứ giả của hoà bình, 1 vài biểu tượng trong tôn giáo nhưng tình hình chung vẫn không thể tránh khỏi được tai hoạ.

Và tất cả những món liệt kê ở trên là những món mình chưa bao giờ ăn, bạn đã biết và thưởng thức món ăn nào từ chim bồ câu hãy để lại bình luận cho vietcapital được biết nhé.

Không biết không có tội hay tại đầu bếp chế biến ngon quá nên bạn mới thích ăn thịt chim bồ câu đến vậy nhưng tuy nhiên các chú chim bồ câu đã có những quá trình hình thành và lịch sử như thế nào, mời các bạn tìm hiểu tiếp.

Bạn có hứng thú thì trượt tiếp xuống nào.

Hình tượng của chim bồ câu trong văn hóa người Do thái và Kitô

Chim Bồ câu

Chim bồ câu (thông thường là loài bồ câu trắng) là loài chim biểu tượng của tình yêu, hòa bình và hạnh phúc.

Đôi khi, chúng còn được ví như một vị sứ giả mang đến một thông điệp nào đó (loại này thuộc dạng bồ câu đưa thư).

Chim bồ câu xuất hiện trong biểu tượng văn hóa của Do Thái giáo, Kitô giáo và Ngoại giáo, các tổ chức hòa bình và cả các tổ chức quân sự và phi quân sự.

Trong Do Thái giáo và Kitô giáo, chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình bởi vì theo Kinh Thánh, nó đã đem cành ô liu báo hiệu cho con tàu Nô-ê rằng Thiên Chúa đã thôi cơn thịnh nộ.

Bên cạnh đó, Tân Ước cũng ghi nhận chim bồ câu tượng trưng cho Chúa Thánh thần, xuất hiện như một biểu tượng cơ bản của sự trong sáng, sự chất phác, sự hòa thuận, sự hy vọng.

Một biểu hiệu khác là chim bồ câu, theo Phúc âm Nhất Lãm và Phúc âm thánh Gioan được biểu hiện trong việc Chúa Giêsu lãnh nhận phép rửa ở sông Jordan.

Các thánh ký nói về chim bồ câu hầu như bằng cùng một từ ngữ:

  • Thánh Mathêu viết (3:16): Các tầng trời mở ra và Người thấy thần linh Thiên Chúa như chim bồ câu xuống và đến trên Người.
  • Thánh Marcô (1:10), thánh Luca (3:21-22) và thánh Gioan (1:32) đều viết cùng một kiểu.

Vì sự quan trọng của biến cố này nơi đời sống của Chúa Giêsu mà biểu hiệu chim bồ câu mới cần phải được nhấn mạnh bằng hình ảnh nghệ thuật và bằng những bức tranh phác tả mầu nhiệm Chúa Thánh Thần.

Trong Cựu Ước, chim bồ câu đã làm sứ giả cho việc giao hòa giữa Thiên Chúa với nhân loại vào thời Noe. Chim bồ câu đã mang lại cho vị tổ phụ này tin tức về trận lụt tràn ngập mặt đất.

Trong Kitô giáo, Thánh Côlumbanô được biết đến với tên tiếng Ireland là Columbán, tức bồ câu màu trắng. Theo các họa phẩm thì ông này chuyên mặc áo dài và mũ trùm đầu bằng lông cừu không tô màu và trên vai có một con bồ câu trắng lượn lờ.

Hình tượng của chim bồ câu trong văn hóa đa thần

Trong nhãn quan của tôn giáo đa thần, với sự định giá một cách khác khái niệm trong trắng, không đối lập nó mà hòa nhập nó với tình yêu xác thịt.

Bồ câu – con chim của nữ thần Aphrodite, biểu thị cho ái ân trọn vẹn mà người yêu thường tặng cho đối tượng của mình.

Ngoài ra, bồ câu còn biểu thị cho sự thăng hoa của bản năng và đặc biệt là sự thăng hoa của ái tình (éros).

Nhưng quan niệm thực ra chỉ khác nhau về bề ngoài ấy đã làm cho bồ câu nhiều khi trở thành biểu tượng cho cái không thể tử vong trong con người, tức là bản nguyên của sự sống, linh hồn.

Với tư cách ấy trên một số vại chôn cất của người Hy Lạp, bồ câu được họa hình uống từ một cái bình tượng trưng cho nước nguồn của trí nhớ.

Hình ảnh này được tiếp nhận vào trong hệ hình tượng của đạo Kitô, ví dụ như trong truyện tử vì đạo của thánh Polycarpe, một con chim bồ câu đã bay ra từ thi hài của vị thánh này.

Tất cả những biểu trưng ấy xuất phát hiển nhiên từ vẻ đẹp và sự duyên dáng của con chim này, từ màu trắng tinh khiết và tiếng gù êm ái của nó.

Cái đó giải thích vì sao trong ngôn ngữ thông thường nhất cũng như cao siêu nhất, trong lối nói lóng của dân Paris cũng như trong Tuyệt diệu ca, từ bồ câu có mặt trong số những ẩn dụ phổ biến nhất ngợi ca người phụ nữ.

“Linh hồn càng tiến gần tới ánh sáng bao nhiêu”, Jean Daniélou viết, dẫn lời thánh Grégoire ở Nysse, “nó càng trở nên đẹp bấy nhiêu và trong ánh sáng đó sẽ tiếp nhận hình bồ câu”.

Thế nhưng chẳng phải người đang yêu đương say đắm vẫn gọi người mình yêu là “linh hồn của anh ơi” cuối cùng xin ghi chú rằng chim bồ câu là một con chim đặc biệt dễ gần, là điều làm gia tăng giá trị luôn luôn chính diện của biểu tượng này.

Hình tượng bồ câu trong văn hóa quốc gia

Ở Trung Hoa cổ, theo nhịp cơ bản của các mùa, âm và dương nối tiếp nhau, con chim bồ cắt biến thành bồ câu và bồ câu biến thành chim bồ cắt, do đó chim bồ câu được xem là biểu tượng của mùa xuân vì nó xuất hiện trở lại vào tiết xuân phân tháng tư. Nguồn gốc của cái tên “bồ câu – bồ cắt” gán cho nhà trinh thám.

Ở xứ Kabylie, những con chim bồ câu vây quanh ngôi mộ của ông thánh đạo Hồi là thành hoàng của làng; nhưng ở nhiều nơi khác, chim bồ câu được xem là giống chim báo điều gở vì tiếng gù của chim là lời kêu than của những linh hồn đau khổ.

Hình tượng bồ câu trong văn hoá ngày nay

Trong quan niệm thế giới ngày nay, con chim bồ câu là biểu tượng cho sự hòa bình, yên vui và hạnh phúc, và hình tượng đó ăn sâu vào tiềm thức của tất cả mọi người, qua từng thế hệ và qua từng cuộc chiến tranh.

Tuy rằng hình tượng chim bồ câu chỉ mới chính thức trở thành biểu tượng hòa bình sau Chiến tranh thế giới II.

Trong các sự kiệm phản chiến hay đấu tranh vì tự do, hòa bình với những con chim bồ câu được trang trí trên những biểu ngữ, cờ và áo… nó tượng trưng cho một sự nỗ lực vì hòa bình của nhân loại.

Trong chính trị, các chính đảng có phương pháp chính trị ôn hòa (ví dụ như Đảng Dân chủ ở Mỹ) thường được ví von là phe bồ câu và đối lập với phe diều hâu là các Đảng có phương pháp khá hiếu chiến và manh động, chẳng hạn như Đảng Cộng hòa của Mỹ.

Nguồn: Wi-ki-pe-di-a

Trong văn hoá của mỗi quốc gia hay vùng miền, nhờ vào tình yêu thương giữa con người với muôn loài nên ở mỗi địa khu sẽ không có truyền thống ăn thịt hay giết mổ những con vật yêu thương như vậy.

Dù là gì thì cũng mong sứ giả của hoà bình không bị hoà mình để là bồ câu ngâm dầu nóng hay bồ câu nghịch nước nóng.

Mình hy vọng rằng có rất nhiều bạn không muốn ăn thịt chú chim bồ câu giống như mình, hãy hiểu hơn về chú và yêu quý chú. :()

Có thể bạn cũng quan tâm:

Rồng xanh vượt đại dương và Rau muống xào tỏi
Mặt trời quầng chân mây và Trứng ốp la
Xe ông táo lội vạc dầu và Cá rán
Heo đàn gặm cỏ và Rau xào thịt lợn

Ẩm thực Châu Âu với các món ăn giúp ích cho sức khoẻ thận của bạn:

Bánh kếp kiều mạch với quả mâm xôi, quả óc chó và xi-rô
Quinoa nướng với súp lơ xanh
Pudding gạo nướng tốt cho sức khỏe với quả mọng
Công thức chữa bệnh thận: đậu lăng khô hầm
Công thức salad gà và khoai tây với chanh thơm ngon bổ thận
Salad cà tím nướng – Công thức tốt cho thận
Công thức bổ thận – Salad măng tây và đậu xanh
Shakshuka Recipe – Bữa sáng điển hình ở Tunisia và Israel
Công thức mì ramen gừng tỏi
Lê sốt với rượu vang
Freezer Fudge
Bánh Mít với nước sốt ngon và nộm cải bắp
Công thức Chilli của người Ha wai
Chả giò tươi sốt đậu phộng – Đây là Ẩm Thực Việt Nam gây sốt bên Mỹ đấy.
Súp lơ nướng với sốt thơm ngon rất tốt cho thận
Công thức Queso thân thiện với thận
Cách nấu súp Pistou rất tốt cho thận
Súp lơ nướng sốt Chimichurri
Công thức Ratatouille thân thiện với thận