Ẩm thực Việt Nam là phong cách ăn của người Việt với tất cả những gì mà họ chế biến. Và ở mỗi nơi, với mỗi vùng miền và với mỗi con người lại có những món ăn rất đặc trưng đến lạ.

Có thể nói chuẩn xác hơn, Ẩm thực Việt Nam là tổng hợp những phương thức để chế biến ra món ăn, hay là nguyên lý pha trộn gia vị .

Hay những thói quen ăn uống nói chung của cộng đồng người Việt và các dân tộc thuộc Việt trên đất nước Việt Nam.

Trong văn hóa Việt Nam, ăn uống là cả một nghệ thuật, bởi vậy các cụ thường tuyên truyền cho giới trẻ 1 câu “ăn trông nồi ngồi trông hướng”.

Thứ nhất, nó không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu cơ bản của con người mà còn có mối quan hệ mật thiết đến lối sống, truyền thống dân tộc.

Và thứ hai, nó thể hiện rất rõ qua những dụng cụ được dùng trong bữa ăn, cách ứng xử với mọi người trong khi ăn.

Vì thế việc ăn uống còn minh chứng cho lịch sử và sự hình thành nền văn hoá của Việt Nam.

Các món ăn qua từng giai đoạn nói lên được cuộc sống, con người của giai đoạn đó và của vùng đất – nơi đã sản sinh ra mỗi món ăn.

Hiện nay, cuộc sống của con người có quá nhiều thay đổi, cũng dẫn tới việc quảng bá rộng rãi hơn về ẩm thực trên toàn quốc.

Người ta không gặp khó khăn khi chế biến 1 món ăn lạ mang đậm đà bản sắc của người dân tộc Thái chẳng hạn, hay dân tộc Mường, Mèo, Mông, Giấy, Dao,…

Tuy nhiên, tôi vẫn khuyên bạn đến tận nơi để thưởng thức món ăn riêng đó để cảm nhận được rõ sự đậm đà và hương vị thơm ngon chỉ có 1 không hai.

Ẩm Thực Việt Nam

Ẩm Thực Việt Nam

Đặc điểm của ẩm thực Việt Nam

Chúng ta, tất cả những con người trên đất nước thân yêu, chắc hẳn không ai sinh ra mà không gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước.

Một nước thiên về nông nghiệp thuộc đới khí hậu nhiệt đới, vùng nhiệt đới gió mùa. Ngoài ra, lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam.

Chính các đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng – miền.

Mỗi miền có một nét, khẩu vị cách chế biến đặc trưng. Điều đó góp phần làm ẩm thực Việt Nam phong phú, đa dạng.

Cũng chính vì nền văn minh lúa nước của Việt Nam khiến rất nhiều món ăn và nguyên liệu nấu ăn có nguồn gốc từ lúa gạo (khác với cây lúa mì hoặc lúa mạch, ngũ cốc như các vùng khác).

Đây là một văn hóa ăn uống sử dụng rất nhiều loại rau (luộc, xào, làm dưa, ăn sống), Ai mà không biết luộc rau thì quá tệ.

Và nhiều loại nước canh đặc biệt là canh chua, trong khi đó số lượng các món ăn có dinh dưỡng từ động vật thường ít hơn.

Những loại thịt được dùng phổ biến nhất là thịt lợn, bò, gà, ngan, vịt, các loại tôm, cá, cua, ốc, hến, trai, sò,…

Những món ăn chế biến từ những loại thịt ít thông dụng hơn như thịt lợn, thịt dê, thịt trâu, thịt rùa, thịt rắn, thịt ba ba, chuột…

Chúng thường không phải là nguồn thịt chính, nhiều khi được coi là đặc sản và chỉ được sử dụng trong một dịp liên hoan nào đó với rượu uống kèm.

Người Việt cũng có một số món ăn chay theo đạo Phật hoặc mục đích khác được chế biến từ các loại thực vật, không có nguồn thực phẩm từ động vật.

Tuy nhiên, trong cộng đồng thì lại có ít người ăn chay trường, chỉ có các sư thầy trong các chùa hoặc người bị bệnh nặng buộc phải ăn kiêng.

Đặc điểm của ẩm thực Việt Nam với các nước khác 

Một đặc điểm ít nhiều cũng phân biệt ẩm thực Việt Nam với một số nước khác: ẩm thực Việt Nam chú trọng ăn ngon tuy đôi khi không đặt mục tiêu hàng đầu là ăn bổ.

Bởi vậy trong hệ thống ẩm thực người Việt ít có những món hết sức cầu kỳ, hầm nhừ ninh kỹ như ẩm thực Trung Hoa.

Cũng không thiên về bày biện có tính thẩm mỹ cao độ như ẩm thực Nhật Bản.

Ẩm thực Việt Nam thiên về phối trộn gia vị một cách tinh tế để món ăn được ngon, đậm đà.

Hoặc sử dụng những nguyên liệu dai, giòn thưởng thức rất thú vị dù không thực sự bổ béo (ví dụ như các món măng, chân cánh gà, phủ tạng động vật…).

Trong thực tế, nhiều người nhận thấy, một cách cảm tính, đặc trưng ẩm thực Việt Nam toát lộ trong sự đối sánh với các nền văn hóa ẩm thực khác trên thế giới.

  • Món ăn Việt ăn ngon miệng.
  • Món ăn Trung Hoa ăn bổ dưỡng.
  • Còn món ăn Nhật nhìn thích mắt.

Tuy nhiên, đặc điểm này ngày càng phai nhòa trong thời hội nhập.

Các bạn có ý kiến gì về xưa nay hay hy vọng gì về sự thay đổi trong Ẩm thực Việt Nam hay cho vietcapital.net biết nhé!

9 điểm ấn tượng về ẩm thực Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế

Dọn thành mâm.

Người Việt gọi bữa ăn gia đình là “mâm cơm”, vì từ xa xưa cho đến nay, người Việt có thói quen dọn cơm vào mâm.

Và tất cả món ăn được dọn chung trong một mâm và dọn cùng một lúc. Vì các món đều ở trong một mâm nên các thành viên gia đình phải cùng ngồi xuống, quây quần với nhau, tạo thành một không gian ấm cúng, gần gũi.

Dùng đũa.

Việt Nam là một đất nước có văn hóa dùng đũa trong bữa ăn. Ở nước ta, trẻ con từ rất nhỏ đã được dạy cầm đũa để gắp, và, trộn… đồ ăn.

Người Việt xưa thường coi sự cân xứng hòa điệu trong tình yêu, trong hôn nhân như sự cân xứng của hai chiếc đũa trong một đôi đũa. Trong ca dao, tục ngữ của người Việt có những lần ví von:

Vợ chồng như đũa có đôi

– Đôi ta làm bạn thong dong

Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng

Bởi chưng thầy mẹ nói ngang

Cho nên đũa ngọc mâm vàng xa nhau

– Đôi ta như đũa trong kho

Không tề, không tiện, không so cũng bằng.

Ngon và lành.

Ẩm thực Việt Nam là sự kết hợp giữa các món, các vị lại để tạo nên nét đặc trưng riêng.

Những thực phẩm mát như thịt vịt, ốc thường được chế biến kèm với các gia vị ấm nóng như gừng, rau răm…

Đó là cách cân bằng âm dương rất thú vị, chỉ có người Việt Nam mới có.

Hiếu khách. 

Trước mỗi bữa ăn người Việt thường có thói quen mời. Lời mời thể hiện sự giao thiệp, tình cảm, hiếu khách, mối quan tâm trân trọng người khác…

Mấy khi khách đến chơi nhà
Đốt than quạt nước pha trà mời người xơi.

Tập thể hay cộng đồng.

Tính cộng đồng thể hiện rất rõ trong ẩm thực Việt Nam, bao giờ trong bữa cơm tất cả các món bày trên mâm đều để dùng chung chứ không của riêng ai.

Chính vì vậy có những lúc tập thể hay cộng đồng, trong 1 mâm hay 1 bàn ăn thiếu 1 người sẽ không thành mâm, chưa thể ăn.

Tổng hợp nhiều chất, nhiều vị.

Các món ăn Việt Nam thường bao gồm nhiều loại thực phẩm như thịt, tôm, cua cùng với các loại rau, đậu, gạo.

Ngoài ra còn có sự tổng hợp của nhiều vị như chua, cay, mặn, ngọt, bùi béo…

Đậm đà hương vị. 

Khi chế biến thức ăn người Việt Nam thường dùng nước mắm để nêm, lại kết hợp với rất nhiều gia vị khác …nên món ăn rất đậm đà. Mỗi món khác nhau đều có nước chấm tương ứng phù hợp với hương vị.

Ít mỡ.

Các món ăn Việt Nam chủ yếu làm từ rau, quả, củ nên ít mỡ, không dùng nhiều thịt như các nước phương Tây, cũng không dùng nhiều dầu mỡ như món của người Hoa.

Hoà đồng và đa dạng.

​Người Việt dễ dàng tiếp thu văn hóa ẩm thực của các dân tộc khác, vùng miền khác để từ đó chế biến thành của mình. Đây cũng là điểm nổi bật của ẩm thực của nước ta từ Bắc chí Nam.

Ẩm thực Việt Nam có công thức hay nguyên tắc phối hợp cụ thể hay không? 

Câu trả lời là có và còn mang đậm đà bản sắc của 3 vùng Bắc – Trung – Nam.

Ẩm thực Việt Nam đặc trưng với sự trung dung trong cách pha trộn nguyên liệu không quá cay, quá ngọt hay quá béo.

Các nguyên liệu phụ (gia vị) để chế biến món ăn Việt Nam vô cùng phong phú, bao gồm:

  • Gia vị thực vật như ớt, hạt tiêu, sả, hẹ, tỏi, gừng, chanh quả hoặc lá non…
  • Gia vị lên men như mẻ, mắm tôm, dấm bỗng, dấm thanh hoặc kẹo đắng, nước cốt dừa…
  • Nhiều loại rau thơm như húng thơm, tía tô, kinh giới, hành, thìa là, mùi tàu…

Khi thưởng thức các món ăn, tính chất phối trộn nguyên liệu một cách tổng hợp nói trên càng trở nên rõ nét hơn

Một bữa ăn thường là sự tổng hòa các món ăn từ đầu đến cuối bữa, vậy mới nói Người Việt ít khi ăn món nào riêng biệt mà phải là thưởng thức từng món.

Nét đặc biệt của ẩm thực Việt Nam với các nước phương Tây 

Nước mắm chính là 1 nét đặc biệt của ẩm thực Việt Nam mà các nước khác, nhất là nước phương Tây không có.

Nước mắm được sử dụng thường xuyên trong hầu hết các món ăn của người Việt. Ngoài ra còn có các loại nước chấm như tương bần, xì dầu (làm từ đậu nành).

Theo phong cách trưng bày trên mâm của người Việt, thức ăn có thể được xúc ra bát, tô, đĩa và luôn có bát nước chấm đặt chính giữa mâm.

Mọi thứ đều được dùng chung, trong gia đình thì chung cho tất cả (1 mâm cơm có thể ngồi quây quần chung với số người là 10 hoặc hơn), trong mâm cỗ, bữa tiệc hay đám giỗ thì quy định 1 mâm chung cho 6 người.

Và không thể thiếu bát nước mắm dùng chung trên mâm cơm, không chỉ làm khẩu vị đậm đà hơn, món ăn có hương vị đặc trưng hơn.

Hơn nữa, bát nước mắm còn biểu thị tính cộng đồng và mực thước trong mỗi bữa ăn của người Việt.

Bởi lẽ bát nước chấm đặt giữa mâm nên ai cũng phải dùng do đó nó trở thành thước đo sự ý tứ và trình độ văn hóa của mỗi người.

Triết lý chế biến trong ẩm thực Việt Nam 

Nguyên lý là âm dương phối triển và Ngũ hành tương sinh là 2 nguyên lý chế biến trong Ẩm thực Việt Nam.

Thế nào là âm dương phối triển? 

Trong khu vực Đông Nam Á mà chúng ta sinh sống, các gia vị đặc trưng mà chúng ta sử dụng là tương sinh hài hoà với nhau.

Với món ăn dễ gây lạnh bụng (tính hàn) buộc phải có gia vị cay nóng (tính nhiệt) đi kèm và ngược lại.

Các nguyên liệu tính nóng (ấm) phải được nấu cùng nguyên liệu tính lạnh (mát) để tạo sự cân bằng cho món ăn.

Các món ăn kỵ nhau không thể kết hợp trong một món hay không được ăn cùng lúc vì không ngon.

Hoặc có khả năng gây hại cho sức khỏe cũng được dân gian đúc kết thành nhiều kinh nghiệm lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Các bạn hãy ghi nhớ chúng hoặc ghi chép lại để có thể phòng tránh bởi ” phòng hơn tránh “.

Ví dụ:

  • Bệnh nhân cúm và cảm lạnh phải uống nước gừng, xông bằng lá sả, lá bưởi (“nóng”).
  • Thịt vịt tính “lạnh”, thích hợp ăn vào mùa hè với nước mắm gừng, tính “nóng”.
  • Trứng vịt lộn (“lạnh”), phải kết hợp với rau răm (“nóng”).
  • Mặt khác, thịt gà và thịt lợn tính “ấm” thích hợp ăn vào mùa đông (trước đây thường chỉ khi đến Tết mới làm thịt lợn, thịt gà).
  • Thủy sản các loại từ “mát” đến “lạnh” rất thích hợp để sử dụng với gừng, sả, tỏi (“ấm”).
  • Thức ăn cay (“nóng”) thường được cân bằng với vị chua, được coi là (“mát”).

Thế nào là quy tắc ngũ hành tương sinh trong ẩm thực Việt Nam? 

Người Việt Nam phân biệt ẩm thực theo 5 mức âm dương ứng với ngũ hành. Trong các món ăn truyền thống, luật âm dương bù trừ và chuyển hóa được tuân thủ nghiêm ngặt ngay từ khâu chế biến.

Cụ thể, người Việt Nam phân chia thức ăn theo 5 mức âm dương ứng với ngũ hành:

  1. Hàn (lạnh, tức âm nhiều, tương đương với hành Thủy trong Ngũ hành),
  2. Nhiệt (nóng, tức dương nhiều, tương đương với hành Hỏa trong Ngũ Hành),
  3. Ôn (ấm, dương ít, Mộc);
  4. Lương (mát, âm ít, Kim),
  5. Bình (trung tính, Thổ).

Ẩm thực truyền thống Việt tuân thủ nghiêm ngặt theo quy luật âm dương này, bù trừ và chuyển hóa khi chế biến các món ăn.

Ngũ hành tương sinh trong ẩm thực việt nam

Ngũ hành tương sinh trong ẩm thực việt nam

Mọi người hãy áp dụng 

  • Chẳng hạn, mùa hè nóng (nhiệt – hành hỏa) nên ăn các loại thức ăn hàn, lương (mát), có nước (âm – hành Thủy), có vị chua (âm) thì vừa dễ ăn, vừa dễ tiêu hóa, vừa giải nhiệt.
  • Mùa đông lạnh (hàn – âm) thì nên ăn các loại thức ăn khô, nhiều mỡ (dương), như các món xào, rán, kho.
  • Nấu chè đỗ xanh, chè đỗ đen ngọt (âm) vẫn cho thêm ít muối khiến món ăn ngọt đậm đà hơn là không có muối. Dưa hấu (âm) sẽ ngọt hơn khi chấm với muối.
  • Nấu xôi nếp mà quên không cho chút muối thì nhạt nhẽo không ngon.
  • Cách giải quyết, những món như cá kho, thịt kho khi đã trót nấu quá mặn thì cách chữa tốt nhất chính là cho thêm chút đường cho âm dương tương hợp.

Việc phối hợp nhiều nguyên liệu khác nhau để đạt độ quân bình âm dương tạo nên món ăn ngon một cách tự nhiên, dễ hấp thu vào cơ thể đòi hỏi người nấu ăn cần phải hết sức tinh tế.

Ẩm thực Việt Nam đặc trưng theo vùng miền 

Ẩm thực miền Bắc 

Các bạn biết chăng, ẩm thực miền Bắc đặc trưng với khẩu vị mặn mà, đậm đà.

Với sự thưởng thức này, các bạn sẽ thấy các món ăn của người miền Bắc thường không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác, chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm.

Sử dụng nhiều món rau và các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm như tôm, cua, cá, trai, hến…

Và nhìn chung, do truyền thống xa xưa có nền nông nghiệp nghèo nàn, ẩm thực miền Bắc trước kia ít thịnh hành các món ăn với nguyên liệu chính là thịt, cá.

Thủ đô Hà Nội của chúng ta, nhiều người đánh giá cao ẩm thực Hà Nội một thời, cho rằng nó đại diện tiêu biểu nhất của tinh hoa ẩm thực miền Bắc Việt Nam.

Đặc biệt khi nhắc đến ẩm thực tại Hà Nội thường gắn với những món phở, bún thang, bún chả, các món quà như cốm Vòng, bánh cuốn Thanh Trì… và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng.

Thiếu tên món nào trong danh sách những món mà bạn đã từng ăn thì hãy đi thưởng thức đi nha.

Ẩm thực miền Nam

Ẩm thực miền Nam, có thiên hướng hảo vị chua ngọt, đây là nơi chịu ảnh hưởng nhiều của ẩm thực Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan.

Dường như đây là phong cách, là sở thích và đặc điểm là thường cho thêm đường và hay sử dụng sữa dừa (nước cốt và nước dão của dừa).

Trong Nam cũng sản sinh ra vô số loại mắm khô (như mắm cá sặc, mắm bò hóc, mắm ba khía…).

Hơn nữa, Ẩm thực miền Nam cũng dùng nhiều đồ hải sản nước mặn và nước lợ hơn miền Bắc (các loại cá, tôm, cua, ốc biển).

Đây là những món ăn dân dã, đặc thù của một thời đi mở cõi, hiện nay nhiều khi đã trở thành đặc sản:

  • chuột đồng khìa nước dừa,
  • dơi quạ hấp chao,
  • rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh,
  • đuông dừa, đuông đất hoặc đuông chà là,
  • vọp chong,
  • cá lóc nướng trui…

Ẩm thực miền Trung 

Đồ ăn miền Trung được biết đến với vị cay nồng, với tất cả tính chất đặc sắc của nó thể hiện qua hương vị riêng biệt.

Nhiều món ăn cay và mặn hơn đồ ăn miền Bắc và miền Nam, màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm.

Các tỉnh thành miền Trung như Đà Nẵng, Huế, Bình Định rất nổi tiếng với mắm tôm chua và các loại mắm ruốc.

Đặc biệt, ẩm thực Huế do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực hoàng gia, cho nên rất cầu kỳ trong chế biến và trình bày.

Một mặt khác, do địa phương không có nhiều sản vật mà ẩm thực hoàng gia lại đòi hỏi số lượng lớn món, nên mỗi loại nguyên liệu đều được chế biến rất đa dạng với trong nhiều món khác nhau.

Là người Việt nam có thể bạn không cần am hiểu về Ẩm thực Việt Nam cũng là do bạn đã được sinh ra ở vạch đích hay được bố mẹ nuông chiều nên mới không cần dung nạp về nguồn cội.

Hãy thông thái để mọi thứ không còn quá xa lạ với mọi người!

Các giải pháp tự nhiên – miễn phí 2 tháng sử dụng đến từ Mỹ.

Ẩm thực Châu Âu với các món ăn giúp ích cho sức khoẻ thận của bạn:

Bánh kếp kiều mạch với quả mâm xôi, quả óc chó và xi-rô
Quinoa nướng với súp lơ xanh
Pudding gạo nướng tốt cho sức khỏe với quả mọng
Công thức chữa bệnh thận: đậu lăng khô hầm
Công thức salad gà và khoai tây với chanh thơm ngon bổ thận
Salad cà tím nướng – Công thức tốt cho thận
Công thức bổ thận – Salad măng tây và đậu xanh
Shakshuka Recipe – Bữa sáng điển hình ở Tunisia và Israel
Công thức mì ramen gừng tỏi
Lê sốt với rượu vang
Freezer Fudge
Bánh Mít với nước sốt ngon và nộm cải bắp
Công thức Chilli của người Ha wai
Chả giò tươi sốt đậu phộng – Đây là Ẩm Thực Việt Nam gây sốt bên Mỹ đấy.
Súp lơ nướng với sốt thơm ngon rất tốt cho thận
Công thức Queso thân thiện với thận
Cách nấu súp Pistou rất tốt cho thận
Súp lơ nướng sốt Chimichurri
Công thức Ratatouille thân thiện với thận